Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Tất tần tật về chứng DỊ ỨNG DẦU GỘI

dị ứng dầu gội

Việc đổi dầu gội mới gây ra tình trạng dị ứng da đầu cùng với những triệu chứng ngứa và bong tróc da đầu, rụng tóc… rất thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là do mỗi loại dầu gội có các thành phần khác nhau với những tỷ lệ khác nhau. Chưa kể đến những loại dầu gội chuyên dùng cho tóc bị gàu, cho tóc nhuộm…

Vậy nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng dị ứng dầu gội là gì? Bị dị ứng dầu gội phải làm sao? Những chất nào trong dầu gội gây ra tình trạng dị ứng? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết sau từ Medplus nhé!

Dị ứng dầu gội và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng dầu gội là tình trạng gọi chung cho chứng viêm da tiếp xúc do dầu gội gây ra. Viêm da tiếp xúc là một bệnh dị ứng do tiếp xúc liên tục với một thành phần có khả năng gây dị ứng. Các triệu chứng đầu tiên của viêm da tiếp xúc thường gặp phải bao gồm:

  • Xuất hiện vùng da bị đỏ và ngứa
  • Sưng tấy
  • Mụn nước.

Tuy nhiên, tình trạng viêm da tiếp xúc này có mức độ nặng nhẹ khác nhau và triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sẽ mất khoảng vài ngày, thậm chí vài tháng cho đến một năm. Vì thế, sẽ rất khó xác định rằng mình đang mắc phải tình trạng dị ứng dầu gội và chính xác là loại dầu gội nào gây ra tình trạng này.

Phân biệt các tình trạng viêm da tiếp xúc do dầu gội và cách thử nghiệm dị ứng dầu gội

Các tình trạng viêm da tiếp xúc do dầu gội

Như đã đề cập ở phần trên, viêm da tiếp xúc do dầu gội có 2 mức độ: nhẹ và nặng. Bạn có thể xác định mức độ bằng cách theo dõi vùng da bị dị ứng, nếu vùng bị dị ứng càng lan tỏa và lớn chứng tỏ tình trạng viêm da tiếp xúc đã trở nặng.

  • Viêm da tiếp xúc nhẹ: Đây là tình trạng phổ biến nhất và thường chỉ gây ảnh hưởng đến khu vực có tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, da đầu có thể ngứa ran hoặc châm chích sau khi bạn sử dụng một loại dầu gội nào đó. Nguyên nhân là do các chất gây kích ứng sẽ phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên của da và gây nên tình trạng bong tróc. Khi bị bong tróc, da sẽ mất nước, trở nên dễ bị kích ứng hơn và dễ bị ửng đỏ. Thêm vào đó, vùng da đầu bị dị ứng sẽ có cảm giác châm chích và bỏng rát.
  • Viêm da tiếp xúc nặng: Tình trạng này sẽ gây phản ứng trên một diện tích lớn tại vùng da đầu có tiếp xúc với chất gây dị ứng. Đồng thời, những vùng da ở mí mắt, sau tai, gáy cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu dị ứng. Viêm da tiếp xúc nặng thường có thể khiến các vùng da sưng tấy và phồng rộp. Thực tế là dị ứng với dầu gội đầu hiếm khi dẫn đến tình trạng phồng rộp da.

Vậy làm sao để thử nghiệm dị ứng dầu gội?

di ung dau goi 1 - Medplus

Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành thử nghiệm trên một vùng da nhỏ bằng cách đặt vào các miếng dán cỡ 1cm lên da. Mất khoảng 2 tuần để các phản ứng dị ứng phát triển khi thực hiện thử nghiệm này. Sau 2 tuần, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và thông báo cho bạn biết kết quả.

Dị ứng dầu gội: Thủ phạm thực sự là gì?

Có vô vàn các nguyên nhân gây ra tình trạng dầu gội. Bạn có thể bị dị ứng với thành phần tạo mùi, chất làm sạch… Theo đó, The Scientific Committee đã liệt kê ra 85 chất tạo mùi dễ gây ra phản ứng dị ứng với con người. Ngoài ra, Liên minh châu Âu còn lập danh sách 26 chất gây kích ứng trong mỹ phẩm để cảnh báo người dùng. Thêm vài đó, những thành phần sau đây cũng gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc cho dùng:

  • Chất khử formaldehyde (ví dụ như: DMDM Hydantoin, Imidazolidinyl Urê, Diazolidinyl Urea)
  • Cocamidopropyl Betaine
  • Methylisothiazolinone/Methylchloroisothiazolinone
  • Phenoxyetanol
  • 2-Bromo-2-Nitropropane-1,3-diol
  • Triethanolamine (TEA)
  • Cetrimonium Chloride
  • Sodium-2-pyridinethiol-1-oxide
  • Dimethylaminopropylamine
  • Parabens
  • Iodopropynyl Butylcarbamate
  • Tetrasodium EDTA
  • Butylated Hydroxytoluene
  • Một số chất cồn.

Việc công bố những thành phần gây kích ứng này sẽ giúp người dùng tập thói quen đọc nhãn thành phần trên nhãn, tránh được tình trạng dị ứng.

Ngoài ra, các sản phẩm dầu gội có chứa chất sulfate cũng có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Sulfate thường là thành phần có chứa trong những sản phẩm tẩy rửa, nước giặt và thậm chí là dầu gội. Chất hóa học này có tác dụng tạo bọt giúp loại bỏ những bụi bẩn và dầu trên da đầu. Tuy nhiên, sulfate được xếp vào nhóm có khả năng cao gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc. Hãy tránh xa những chai dầu gội chứa những thành phần có sulfate như sau:

  • Sodium Lauryl Sulfate
  • Sodium Laureth Sulfate
  • Cocamidopropyl Betaine
  • Ammonium Lauryl Sulfate
  • Sodium Myreth Sulfate
  • Sodium Lauroamphoacetate.

Bị dị ứng với dầu gội phải làm sao?

Khi nhận thấy da đầu hoặc những vùng xung quanh xuất hiện những dấu hiệu dị ứng, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Sau khi tiếp xúc, hãy tiến hành rửa kỹ bằng xà phòng không gây dị ứng cùng với nước càng sớm càng tốt. Lưu ý rửa tay trước khi chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.
  • Cởi và giặt quần áo hoặc đồ trang sức đã tiếp xúc với chất gây kích ứng.
  • Các tình trạng phản ứng nhẹ có thể được điều trị bằng nha đam, kem dưỡng da Calamine, thuốc bôi có tác dụng kháng histamine hoặc thuốc Cortisone. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Nếu xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bác sĩ để được điều trị và kê đơn thuốc.
  • Nên ngưng sử dụng khi thấy có phản ứng dị ứng, đọc kỹ thành phần và đổi ngay loại dầu gội khác.
di ung dau goi 3 1 - Medplus
Sử dụng các dầu gội thảo dược thiên nhiên thay thế

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng dị ứng dầu gội và cách xử lý khi xảy ra những tình trạng dị ứng. Khi gặp phải tình trạng dị ứng nặng, bạn cần phải đến ngay cơ sỏ y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về chứng dị ứng dầu gội. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.
Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Should You Avoid Shampoos with Sulfates?

Are you allergic to your shampoo? Contact dermatitis signs & symptoms

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *