Thuốc C – Calci là gì?
Thuốc C – Calci thuộc nhóm OTC– thuốc không kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị tình trạng phòng và điều trị tình trạng thiếu Vitamin C và Calci.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là C – Calci.
Dạng bào chế
Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt.
Quy cách đóng gói
- Hộp 1 tuýp 10 viên.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc không kê đơn OTC.
Số đăng ký
VD-21662-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 30 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC tại Bình Dương – Nhà máy Dược Phẩm OPC.
Địa chỉ: Ấp Tân Hoá, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương Việt Nam.
Thành phần của thuốc C – Calci
Mỗi viên nén sủi bọt C – Calci chứa 1000mg Vitamin C và 600mg Calci Cacbonat ( tương đương 240 mg Ion Calci ).
Ngoài ra, còn có các tá dược khác, bao gồm: Natri Hydrocacbon, Acid Citric khan, Sorbitol, Tinh dầu cam, Natri Saccharin, Aspartam, Vàng sunset, Natri Benzoat cho vừa đủ 1 viên nén sủi bọt.
Công dụng của thuốc C – Calci trong điều trị bệnh
Thuốc C – Calci thuộc nhóm OTC– thuốc không kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị tình trạng phòng và điều trị tình trạng thiếu Vitamin C và Calci.
Hướng dẫn sử dụng thuốc C – Calci
Cách sử dụng
Người bệnh sử dụng thuốc qua đường uống bằng cách hòa tan viên thuốc trong khoảng 200ml nước.
Đối tượng sử dụng
Thuốc dành cho người lớn. Tuy nhiên, bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Liều dùng
Thông thường, người bệnh sẽ uống mỗi lần 1 viên, và ngày 1 lần.
Lưu ý đối với người dùng thuốc C – Calci
Chống chỉ định
Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng sau, cụ thể là:
- Bệnh nhân bị rung thất trong hồi sức tim, bệnh tim và bệnh thận, tăng Calci huyết, u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động.
- Người bệnh đang dùng Digitalis, người bị thiếu hụt Glucose — 6 — Phosphat Dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tan).
- Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ
Khi điều trị với thuốc C – Calci, người bệnh thường gặp các tác dụng không mong, như là:
- Tăng Oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mắt ngủ, tình trạng buồn ngủ, hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi
Người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng.
Triệu chứng và xử lý quá liều
Những triệu chứng quá liều đối với Vitamin C bao gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Nồng độ Calci huyết vượt quá 2,6 mmol/Iít (10,5 mg/100 ml), ngừng dùng bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng Calci huyết.
Khi nồng độ Calci huyết thanh vượt quá 2,9 mmol/lit (12 mg/100 ml), người bệnh cần phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau:
- Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch Natri Clorid 0,9%.
- Làm lợi niệu bằng Furosemid hoặc Acid Ethacrynic nhằm hạ nhanh Calci và tăng thải trừ Natri khi dùng quá nhiều dung dịch Natri Clorid 0,9%.
- Theo dõi nồng độ Kali và Magie trong máu.
- Theo dõi điện tâm đồ (có thể sử dụng các chất chẹn beta—Adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng).
- Xác định nồng độ Calci máu một cách đều đặn để có hướng dẫn điều chỉnh cho điều trị.
- Có thể thẩm tách máu, dùng Calcitonin và Adrenocortical trong điều trị..
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Hiện nay, thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc C – Calci nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.
Người bệnh nhớ đóng nắp kín sau khi sử dụng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc C – Calci
Nơi bán thuốc
Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc C – Calci đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc C – Calci trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.
Gía bán
Thuốc C – Calci sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc C – Calci , xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.
Hình ảnh tham khảo
Thông tin tham khảo
Tương tác thuốc
- Không dùng đồng thời C — Calci với Sắt nguyên tố, Aspirin, Fluphenazine, Vitamin B12, Selen, các Thiazid, Clopamid, Ciprofloxacin, Clotharidon, thuốc chống co giật, Digoxin, Glycosid trợ tim.
- Vì Vitamin C là chất khử mạnh, nên thuốc sẽ ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxi hoá – khử.
Thận trọng
- Dùng thận trọng với người có tiền sử sỏi thận, tăng Oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa Oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh Thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt), trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, người suy giảm chức năng thận.
- Thận trọng khi dùng liều cao, kéo dài cho phụ nữ có thai.
- Khi sử dụng chế độ ăn kiêng, dùng ít hay không dùng muối Natri, cần chú ý mỗi viên C – CALCI có chứa khoảng 211 mg Natri.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc dùng được cho người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Vitamin C đi qua nhau thai, nồng độ máu trong dây rốn gấp 2 — 4 lần nồng độ trong máu mẹ.
Nếu dùng vitamin C theo nhu cầu hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh Scorbut ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh đó, Vitamin C còn phân bố trong sữa mẹ.
Sữa của người mẹ có chế độ ăn bình thường chứa 40 — 70 microgam Vitamin C/ml, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Calci không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Nguồn tham khảo
Drugbank