Thuốc Cefam là gì ?
Thuốc Cefam là thuốc ETC dùng để điều trị cho các nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Cefam
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 10 lọ
Phân loại
Thuốc Cefam thuộc nhóm kê đơn – ETC.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-16476-13
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp – Việt Nam
Thành phần của thuốc Cefam
Mỗi lọ Cefam 1g có chứa:
- Hoạt chất chính: Cefamandole Nafate 1.1g tương đương Cefamandole 1g.
- Tá dược: Sodium Carbonate 0.063g.
Công dụng của thuốc Cefam trong việc điều trị bệnh
Cefam được chỉ định điều trị cho các nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm trong các bệnh lý sau:
- Nhiễm khuẩn hô hấp
- Viêm phúc mạc
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
- Nhiễm khuẩn xương và khớp
Điều trị phòng ngừa: Dùng Cefam trước, trong và sau khi phẫu thuật có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở bệnh nhân đặc biệt những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn (phẫu thuật tiêu hoá, cắt tử cung, cắt túi mật, …).
Dùng trong đại phẫu khi nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu thấp nhưng nếu xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng (phẫu thuật tim mạch, thần kinh, khớp), Cefam có thể sử dụng phòng ngừa nhiễm khuẩn hiệu quả trong các phẫu thuật này.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefam
Cách sử dụng
Cefam có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu vào cơ lớn (như cơ mông, hoặc phía bên cơ đùi để giảm đau.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân cần điều trị bệnh và có sự kê đơn của bác sĩ
Liều dùng thuốc Cefam
Người lớn: Liều dùng thông thường là 500mg đến 1g mỗi 4 đến 8 giờ.
Trong nhiễm khuẩn cấu trúc da và viêm phổi không biến chứng liều dùng là 500mg mỗi 6 giờ.
Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu không biến chứng liều 500mg mỗi 8 giờ. Nếu nhiễm khuẩn nặng liều là 1g mỗi 8 giờ là cần thiết.
Với nhiễm khuẩn trầm trọng, liều 1g có thể sử dụng mỗi 4 đến 6 giờ.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa đến tính mạng do hoặc nhiễm khuẩn do vi khuẩn ít nhạy cảm, liều 2g mỗi 4 giờ (ví dụ: 12 g/ngày) có thể sử dụng.
Trẻ nhũ nhi và trẻ em: Liều dùng 50 đến 100 mg/kg/ngày chia làm 3 đến 6 lần, có hiệu quả với hầu hết các nhiễm khuẩn nhạy cảm với Cefam. Liều có thể tăng tới 150 mg/kg/ngày. Không vượt quá liều tối đa dùng cho người lớn) cho các nhiễm khuẩn nặng
Chú ý: Giống như điều trị bằng kháng sinh nói chung, nên dùng Cefam tiếp tục trong 48 đến 72 giờ sau khi đã hết triệu chứng hoặc sau khi có bằng chứng vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoàn toàn; Dùng tối thiểu trong 10 ngày khi bị nhiễm liên cầu nhóm A tan máu beta để bảo vệ chống lại nguy cơ sốt dạng thấp hoặc viêm cầu thận. Điều trị nhiễm khuẩn hệ tiết niệu mãn tính cần phải được xem xét sau khi đã kết thúc đợt điều trị vài tháng. Các nhiễm khuẩn dai dẳng cần điều trị trong vài tuần. Không dùng liều thấp hơn liều khuyến cáo ở trên.
Điều trị phòng ngừa bằng Cefam, theo hướng dẫn sau:
- Người lớn: 1 hoặc 2 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 30 phút đến 1 giờ trước phẫu thuật sau đó dùng tiếp 1 hoặc 2 g mỗi 6 giờ trong 24 đến 48 giờ.
- Trẻ em (từ 3 tháng tuổi trở lên) 50 đến 100 mg/kg/ngày chia liều như sau: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 30 phút đến 1 giờ trước phẫu thuật sau đó dùng tiếp trong mỗi 6 giờ trong 24 – 48 giờ.
Chú ý: Bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình khớp phải dùng thuốc trong 72 giờ. Bệnh nhân suy chức năng thận. Cần phải giảm liều va theo dõi Creatinine huyết thanh. Sau khi dùng liều khởi đầu 1 đến 2g (tuỳ thuộc mức độ nặng của nhiễm khuẩn), liều duy trì cần theo phác đồ sau. Liều lượng cần dựa vào mức độ suy thận, mức độ nhiễm khuẩn và sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Cefam
Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm cephalosporins.
Tác dụng phụ của thuốc Cefam
- Tại chỗ: viêm tĩnh mạch hay viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch; đau và/hoặc viêm sau khi tiêm bắp.
- Tiêu hoá: Triệu chứng viêm đại tràng giả mạc có thể xảy ra sau đợt điều trị. Buồn nôn và nôn hiếm khi được báo cáo. Viêm gan thoáng qua và vàng da hiếm khi được ghi nhận.
- Dị ứng: Phản vệ, ban, giảm bạch cầu, sốt do thuốc đã được ghi nhận. Những phản ứng này thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng, đặc biệt với Penicillin.
- Tiết niệu: bệnh Candida, viêm âm đạo.
- Hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, dị cảm và mất vị giác. Đã có một vài báo cáo về co giật xảy ra cho bệnh nhân bị suy thận, nên giảm liều Cefamandol thích hợp.
- Các thay đổi trên xét nghiệm cận lâm sàng: được ghi nhận xảy ra thoáng qua trong quá trình điều trị với Cefamandole bao gồm: giảm bạch cầu trung tính, phản ứng dương tính với test Coombs, tăng tiểu cầu và gia tăng nhẹ một hay nhiều men gan, ALT( SGPT), AST ( SGOT), LHD, GGT và phosphatase kiềm.
- Giống như những Cephatosporine khác, đôi khi quan sát được sự gia tăng thoáng qua của ure huyết, BUN và / hoặc creatinine huyết thanh. Rất hiếm khi gặp chứng giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và tăng lympho bào thoáng qua.
Xử lý khi quá liều
Có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng liều cao đặc biệt bệnh nhân suy thận và gây ra co giật. Khi co giật xảy ra, nên ngừng thuốc ngay; điều trị chống co giật được sử dụng nếu có chỉ định. Lọc máu có thể được. cân nhắc trong trường hợp quá liều.
Cách xử lý khi quên liều
Uống liều bị quên ngay lúc nhớ ra. Nếu liều đó gần với lần dùng thuốc tiếp theo, bỏ qua liều bị quên và tiếp tục uống thuốc theo đúng thời gian quy định. Không dùng 2 liều cùng lúc.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Cefam
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Cefam
Điều kiện bảo quản
Thuốc Cefam nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng trực tiếp
Thời gian bảo quản
Cefam sau khi hoà tan với dung môi ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng (25°C) và 96 giờ trong tủ lạnh (dưới 8°C không để đóng băng)
Thông tin mua thuốc Cefam
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Cefam.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.