Thuốc Ceftriaxone 1g là gì?
Ceftriaxone 1g là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Ceftriaxone 1g
Dạng trình bày
Thuốc Ceftriaxone 1g được trình bày dưới dạng thuốc bột pha tiêm .
Quy cách đóng gói
Hộp 10 lọ dung tích 15 ml
Phân loại
Thuốc Ceftriaxone 1g là loại thuốc kê đơn ETC
Số đăng ký
VD-24797-16
Thời hạn sử dụng
Thuốc có thời hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân – Việt Nam
Thành phần của thuốc Ceftriaxone 1g
Thuốc Ceftriaxone 1g có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau
- Hoạt chất gồm: Ceftriaxon natri tương ứng với 1.0 g Ceftriaxon.
Công dụng của Ceftriaxone 1g trong việc điều trị bệnh
Thuốc Ceftriaxone 1g được chỉ định điều trị :
- Ceftriaxon chỉ nên dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng, do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm: Viêm màng não (trừ thể do Listerias monocytogenes), bệnh Lyme, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (gồm cả viêm bể thận), viêm phổi, lậu, thương hàn, giang mai, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn da.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, nội soi can thiệp (như phẫu thuật âm đạo hoặc ổ bụng).
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ceftriaxone 1g
Cách sử dụng
Thuốc Ceftriaxone 1g được sử dụng thông qua ba cách:
- Tiêm bắp: Hoà tan 1g thuốc trong 3,5 ml dung dịch lidocain 1%.
- Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan | g thuốc trong 10 ml nước cất tiêm. Thời gian tiêm từ 2 – 4 phút. Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua đây truyền dịch.
- Truyền tĩnh mạch: Pha 1 g thuốc trong 10 ml nước cất tiêm, sau đó pha vào khoảng 40 ml dung dịch tiêm truyền không có calci như: Natri clorid 0,9%, glucose 5%, glucose 10%, hoặc natri clorid 0,45% và glucose 2,5%. Không dùng dung dịch Ringer lactat hoà tan thuốc để tiêm truyền. Thời gian truyền ít nhất trong 30 phút.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Ceftriaxone 1g được sử dụng cho người trưởng thành trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Liều dùng:
Liều dùng tham khảo cho Ceftriaxone 1g được chỉ định như sau:
- Người lớn: Liều thường dùng 1 – 2 g/ngày, tiêm 1 lần hoặc chia đều làm 2
lan. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên đến 4 g mỗi ngày. - Trẻ em: Liều thông thường 50 – 75 mg/kg thể trọng/ngày, tiêm | lan hoặc chia
- Trẻ sơ sinh: 50 mg/kg/ngày.
- Bệnh nhân suy thận: Nói chung không cần chỉnh liều. Nếu suy thận và suy gan phối hợp: Điều chỉnh liều dựa th quả kiểm tra các thông số trong máu. Khi độ thanh thải creatinin dư: ml/phút, liều ceftriaxon không vượt quá 2 g/ngay.
- Bệnh nhân suy gan: Không cần thiết điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan.
- Người bệnh thẩm phân máu: Liều 2 g tiêm cuối đợt thẩm phân đủ để duy trì nồng độ thuốc có hiệu lực cho tới kỳ thẩm phân sau, thông thường 72 giờ.
- Điều trị viêm màng não: Liều khởi đầu là 100 mg/kg (không quá 4 g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100 mg/kg thể trọng/ngày, ngày tiêm 1 lần. Thời gian điều trị thường là 7 – 14 ngày. Đối với nhiễm khuẩn do Streptococci pyogenes, phải điều trị ít nhất 10 ngày.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch liều duy n
g trước khi phẫu thuật 30 – 120 phút.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Ceftriaxone 1g
Chống chỉ định
Chống chỉ định Ceftriaxone 1g đối với những đối tượng :
- Mẫn cảm với các kháng sinh nhóm cephalosporin, tiền sử có phản ứng phản vệ với penicilin.
- Với dạng thuốc tiêm bắp: Không dùng dạng phối hợp với lidocain khi có mẫn cảm với lidocain; không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi. Có dung dịch kìm khuẩn chứa benzyl alcohol không được dùng cho trẻ sơ sinh. Liều cao (khoảng 100 – 400mg/kg/ngày) benzyl alcohol có thể gây độc cho trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh bị tang bilirubin – huyết, đặc biệt ở trẻ đẻ non vì ceftriaxon giải phóng bilirubin từ albumin huyết thanh.
- Dùng đồng thời với chế phẩm chứa calci ở trẻ em: Do nguy cơ kết tủa ceftriaxon – calci tại thận và phổi ở trẻ sơ sinh và có thể cả ở trẻ lớn. Đặc biệt chú ý đến trẻ sơ sinh từ I đến 28 ngày tuổi, đang hoặc sẽ phải dùng dung dịch chứa calci đường tĩnh mạch, kể cả khi truyền tĩnh mạch liên tục dung dịch dinh dưỡng có chứa calci.
Tác dụng phụ
Thuốc Ceftriaxone 1g được hấp thu tốt tuy nhiên khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần xuất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị.
- Thường gặp: Ỉa chảy; phản ứng da, ngứa, nổi ban.
- Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu; sốt, viêm tĩnh mạch, phù; nổi mày đay.
- Hiếm gặp: Đau đầu, chóng mặt, phản vệ: thiếu máu, mất bạch cầu hạt, rối loạn đông máu; viêm đại tràng có màng giả: ban đỏ đa dạng: tiểu tiện ra máu, tăng creatinin huyết thanh.
- Tăng nhất thời các enzym gan trong khi điều trị bằng ceftriaxon. Sau khi điều trị với các thuốc kháng sinh thường ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường
Xử lý khi quá liều
Trong những trường hợp quá liều Ceftriaxone 1g không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Ceftriaxone 1g nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.
Thời gian bảo quản
Bảo quản thuốc trong 36 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Ceftriaxone 1g
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc để mua thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Ceftriaxone 1g vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Thông tin tham khảo thêm về Ceftriaxone 1g
Tương tác thuốc
- Khả năng độc với thận của các cephalosporin có thể bị tăng bởi gentamicin, colistin, furosemid. Probenecid làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương do giảm độ thanh thải của thận.
Thận trọng
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng Ceftriaxone 1g, cần điều tra kỹ về tiền sử dị ứng
của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. - Có nguy cơ dị ứng chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) ở những người bệnh dị ứng với penicilin, nên phải thận trọng thích đáng, và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ khi dùng ceftriaxon.
- Trong trường hợp suy thận, phải thận trọng xem xét liều dùng. Với người bệnh bị suy giảm cả chức năng thận và gan đáng kể, liều Ceftriaxone 1g không nên vượt quá 2 g/ngày, nếu không theo dõi được chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết tương.