Thuốc Claritra là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin về thuốc, cách sử dụng và liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, một số tác dụng phụ cũng như nơi và giá bán của loại thuốc Claritra này nhé!
1. Thông tin về thuốc
– Số đăng ký: VD-11894-10
– Ngày kê khai: Chưa có báo cáo
[elementor-template id="263870"]
– Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần TRAPHACO
– Đơn vị tính: Viên
– Dạng bào chế: Viên nén
– Hoạt chất – Nồng độ/ hàm lượng: Clarithromycin 250mg
– Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 14 viên nén bao phim
– Hạn sử dụng: 36 tháng
2. Công dụng – Chỉ định
Công dụng
Thuốc Claritra dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm
Chỉ định
Thuốc Claritra được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi và các nhiễm khuẩn da, mô mềm nhẹ đến vừa.
- Đặc biệt điều trị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae, Legionella, bệnh bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu, nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium.
- Phối hợp trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori.
3. Cách dùng – Liều Lượng
Cách sử dụng
Thuốc Claritra dùng uống.
Liều dùng
Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều thông thường: thường dùng kéo dài 7 – 14 ngày.
*Người lớn:
- Nhiễm khuẩn hô hấp, da, mô mềm: 1 – 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Với người suy gan, thận: giảm liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Nhiễm khuẩn Mycobacterium avium nội bào: 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
*Trẻ em: 7,5 mg/kg x 2 lần/ngày, tối đa 500mg (2 viên) x 2 lần/ngày.
*Diệt vi khuẩn H.pylori trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
Cách xử lý khi dùng quá liều
Những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Claritra có các biểu hiện cần phải cấp cứu: Gọi ngay 115 để được hướng dẫn và trợ giúp. Người nhà nên mang theo sổ khám bệnh, tất cả toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để các bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị
Làm gì khi quên 1 liều ?
Chưa có báo cáo.
4. Chống chỉ định
- Người bị dị ứng với các Macrolid.
- Không nên dùng cùng với Cisaprid, Pimozide, dẫn chất của Ergotamin.
5. Tác dụng phụ
- Có thể gây rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, hiếm khi gây viêm đại tràng giả mạc.
- Có thể gây rối loạn chức năng gan, thay đổi test chức năng gan, viêm gan, ứ mật có hoặc không gây vàng da.
- Có thể gặp phản ứng dị ứng: mẩn ngứa, mày đay, ban da kích thích, hiếm khi gây hội chứng Steven – Johnson.
- Gây đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi ở một vài người dùng thuốc.
- Có thể gây điếc có hồi phục khi dùng liều cao kéo dài.
6. Tương tác thuốc
- Dùng Clarithromycin cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chuyển hoá qua gan (Warfarin, dẫn chất Ergot, Triazolam, Lovastatin, Disopyraminde, Phenytoin, Cyclosporin) làm tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, dẫn đến tăng tác dụng phụ của chúng. Cần theo dõi cẩn thận khi phối hợp.
- Dùng Clarithromycin trên bệnh nhân đang dùng Theophyline có nguy cơ làm tăng nồng độ Theophyline trong máu, nguy cơ ngộ độc Theophyline.
- Clarithromycin cũng làm giảm hấp thụ Zidovudin.
7. Lưu ý khi sử dụng – Bảo quản thuốc
Lưu ý
- Thận trọng khi dùng cho người suy gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Đề phòng bội nhiễm nấm và vi khuẩn không nhạy cảm.
- Thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Cách bảo quản
Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Claritra. Kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng thuốc cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa. Các thuốc thông thường được bảo quản ở ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30 độ C, nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần trong thuốc. Để xa tầm tay trẻ em.
8. Hình ảnh minh họa
9. Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Hiện nay, thuốc Claritra đang được bán tại một số cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc.
- Lưu ý: Thuốc Claritra là thuốc kê đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Claritra hiện nay có giá được niêm yết là 700/viên.
Giá thuốc Claritra có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời gian bạn mua. Tuy nhiên khi mua thuốc Claritra với giá rẻ hơn so với giá được niêm yết, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Drugbank
Xem thêm: