Dexamethasone là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Dexamethasone
Ngày kê khai: 23/03/2020
Số GPLH/ GPNK: VD-25701-16
Đơn vị kê khai: Sở Y tế Đồng Tháp
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Dexamethason (dưới dạng Dexamethason acetat) – 0,5mg
Dạng Bào Chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 60 vỉ x 40 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng
Phân loại: KKL trong nước
Công ty Sản Xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm- Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm
Công dụng – chỉ định
Thuốc Dexamethasone có các công dụng và được chỉ định sử dụng cho các trường hợp như sau:
- Trạng thái hen, viêm thanh quản rít, bệnh dị ứng nặng, phản ứng sau truyền máu.
- Dùng phối hợp với các cách điều trị khác trong phù não, trong sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Dùng trước khi sinh trong chuyển dạ trước kỳ hạn để thúc đẩy quá trình trưởng thành thai.
- Liệu pháp hỗ trợ trong điều trị viêm màng não phế cầu.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Nguyên tắc chung khi dùng thuốc Dexamethasone:
- Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, mức độ viêm, diện viêm rộng hay hẹp, vị trí viêm và đáp ứng của người bệnh.
- Để giảm thiểu được các tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất nhưng có hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, Dexamethasone có thời gian tác dụng dài (kéo dài từ 36 đến 54 giờ) nên khi dùng liều cách nhật thì không có thời gian để phục hồi tuyến thượng thận giữa các liều.
Đối với chứng suy thượng thận thứ cấp do thuốc:
- Có thể xảy ra do ngừng thuốc quá nhanh.
- Hạn chế được bằng cách giảm liều từ từ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị.
- Vẫn có thể còn tồn tại nhiều tháng sau khi đã ngừng thuốc.
Không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Tránh phơi nhiễm với các bệnh sởi, thủy đậu. Trường hợp bị phơi nhiễm, cần thông báo ngay cho thầy thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu có đau thể cấp tính bao gồm sốt và các triệu chứng khác của nhiễm khuẩn.
Liều lượng
- Người lớn: Uống 0,75 – 9mg/ngày, tùy theo bệnh và thường chia làm 2 – 4 liều.
- Trẻ em: Uống 0,024— 0,34mg/kg/ngày chia làm 4 liều.
Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, dựa trên bệnh tật và đáp ứng của người bệnh. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, nên dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả điều trị.
Chứng suy thượng thận thứ cấp vì thuốc, có thể do ngừng thuốc quá nhanh và có thể được hạn chế bằng cách giảm liều từ từ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng tùy thuốc và liều dùng, thời gian điều trị, nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều tháng sau khi đã ngừng thuốc.
Chống chỉ định
Thuốc Dexamethasone chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:
- Dị ứng với hoạt chất Dexamethasone hoặc bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
- Người bệnh bị nhiễm nấm toàn thân, bị sốt rét thể não, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao.
- Các trường hợp mắc bệnh lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.
- Mắc bệnh trong nhãn khoa do nhiễm virus (Herpes simplex mắt thể hoạt động), nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn lao ở mắt.
Thận trọng khi sử dụng Dexamethasone
- Ở người bệnh nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, phải đặc biệt chú ý và điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu là cần thiết trước tiên, do tác dụng ức chế miễn dịch nên Dexamethasone có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người viêm màng não nhiễm khuẩn cần phải dùng Dexamethasone trước khi dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để đề phòng viêm não do phản ứng với các mảnh xác vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn hủy diệt.
- Ở người loãng xương hoặc mới phẫu thuật ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao thì cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó nếu cần phải dùng Dexamethasone.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
- Không cho con bú khi đang sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Dexamethasone kéo dài, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau: loét dạ dày tá tràng, ứ nước và muối, hội chứng Cushing, teo vỏ thượng thận, loãng xương, teo cơ.
Tương tác thuốc
- Các barbiturat, phenytoin, rifampicin, rifabutin, carbamazepin, ephedrin, aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị.
- Corticoid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả insulin), thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ kali huyết của acetazolamid, các thiazid lợi tiểu quai, carbenoxolon.
- Hiệu lực của các dẫn chất cumarin chống đông máu có thể tăng khi dùng đồng thời với corticoid, nên cần kiểm tra chặt chẽ thời gian prothrombin để tránh chảy máu tự phát.
- Sự thanh thải salicylat tăng khi dùng đồng thời với corticoid, vì vậy khi ngừng corticoid dễ bị ngộ độc salicylat.
- Các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (ví dụ thiazid, furosemid) và amphotericin B có thể làm tăng tác dụng giảm kali huyết của glucocorticoid.
Bảo quản thuốc
- Để Dexamethasone tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30 độ C.
- Không dùng thuốc nếu đã hết hạn sử dụng. Thông tin hạn dùng được trình bày cụ thể trên nhãn mác bao bì của sản phẩm.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Dexamethasone có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Dexamethasone là thuốc kê đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê tư bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Dexamethasone được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 200 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Dexamethasone với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế