Thuốc Floxcin-200 Tablets là gì ?
Thuốc Floxcin-200 Tablets là thuốc ETC được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn trong các bệnh sau:
- Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
- Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Floxcin-200 Tablets.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Floxcin-200 Tablets là loại thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-16827-13.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Maxtar Bio-Genics.
Địa chỉ: K.No.705 Nalagarh Road, Village Malku Majra, Baddi Dist.-Solan Himachal Pradesh-173205 Ấn Độ.Thành phần của thuốc Floxcin-200 Tablets
Mỗi viên nén bao phim chứa:
- 200mg Ofloxacin.
- Tá dược: Lactose; Tinh bột ; Magnesium Stearat; Talcum; Sodium Starch Glycolat ; Colloidal Silicon Dioxid; Methyl Paraben Sodium; Propyl Paraben Sodium; Ready mix titanium white (khan) ; P.V.P.K.30.
Công dụng của thuốc Floxcin-200 Tablets trong việc điều trị bệnh
Thuốc Floxcin-200 Tablets được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn trong các bệnh sau:
- Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
- Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Floxcin-200 Tablets
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng
Người lớn:
- Viêm phế quản đợt bệnh nặng do nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi: Uống 400 mg cách 12 giờ/lần, trong 10 ngày.
- Nhiễm Chlamydia (trong cổ tử cung và niệu quản): uống 300 mg, cách 12 giờ/1 lần, trong 7 ngày.
- Lậu, không biến chứng: Uống 400 mg, 1 liều duy nhất.
- Viêm tuyến tiền liệt; uống 300 mg, cách 12 giờ/1 lần, trong 6 tuần.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Uống 400 mg, cách 12 giờ/ 1 lần, trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Viêm bàng quang do E. coïi hoặc K. pneumoniae: uống 200 mg, cách nhau 12 giờ/1 lần, trong 3 ngày.
- Viêm bàng quang do các vi khuân khác: Uống 200 mg, cách nhau 12 giờ/1 lần, trong 7 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: Uống 200 mg, cách 12 giờ/1 lần, trong 10 ngày.
Người lớn suy chức năng thận:
- Độ thanh thải creatinin > 50 ml/phút: Liều không thay đổi, uống cách 12 giờ/1 lần.
- Độ thanh thải creatinin: 10 – 50 ml/phút: Liều không đổi, uống cách 24 giờ/1 lần.
- Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Uống nửa liều, cách 24 giờ/1 lần.
Liều trẻ em cho tới 18 tuổi:
Không khuyến cáo dùng.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Floxcin-200 Tablets
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Ofloxacin hoặc các thuốc thuộc nhóm quinolone.
- Không dùng Ofloxacin cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Không nên dùng thuốc này cho trẻ em có sự phát triển bộ xương chưa hoàn chỉnh (<18 tuổi).
- Không dùng Ofloxacin cho bệnh nhân rối loạn não bộ co giật.
Tác dụng phụ của thuốc Floxcin-200 Tablets
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Tiêu hóa: Buôn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng và rồi loạn tiêu hóa
- Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mắt ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác.
- Da: Phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn.
Ít gặp: Đau va kích ứng chỗ tiêm, đôi khi kèm theo viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối.
Hiếm gặp:
- Thần kinh: Ảo giác, phản ứng loạn thần, trầm cảm, co giật.
- Da: Viêm mạch, hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử nhiễm độc của da.
Xử lý khi quá liều
- Thông tin về quá liéu ofloxacin bị giới hạn. Trong trường hợp quá liều cấp, nên làm rỗng dạ dày. Nên theo dõi bệnh nhân và duy trì đủ nước cho bệnh nhân. Sự thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc không loại được ofloxacin một cách có hiệu quả.
- Bạn nên uống thuốc Floxcin-200 Tablets đúng theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn uống liều tiếp theo đúng theo đơn của bác sỹ. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. Nếu có vấn đề nào bạn chưa rõ hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Floxcin-200 Tablets
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Floxcin-200 Tablets đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Floxcin-200 Tablets
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Floxcin-200 Tablets
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Floxcin-200 Tablets.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Ofloxacin là một kháng sinh diệt khuẩn hoạt phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolon, tác động trên vi khuẩn gram dương và gram âm. Cơ chế tác động của ofloxacin liên quan đến sự ức chế DNA gyrase vi khuẩn, là enzyme cần thiết cho sự sao chép, phiên mã, sửa chữa và tái tổ hợp DNA. Ofloxacin có hiệu quả diệt khuẩn. Các thử nghiệm in vitro cho thấy độ nhạy cảm khác nhau trên nhiều chủng bao gồm pneumococci và andureaplasma urealyticum. Chủng thường đề kháng là: Peptococcus, Peptostreptococcus, Eubacterium spp., Fusobacterium spp. va Treponema pallidum.
Dược động học
Hấp thu
Ofloxacin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học qua đường uống khoảng 100% và có nồng độ đỉnh huyết tương 3 – 4 microgam/ml, 1 – 2 giờ sau khi uống 1 liều 400 mg. Hấp thu bị chậm lại khi có thức ăn nhưng tỷ lệ hấp thu không bị ảnh hưởng. Nửa đời trong huyết tương là 5 – 8 giờ; trong trường hợp suy thận, có khi kéo dài 15 – 60 giờ tùy theo mức độ suy thận, khi đó cần điều chỉnh liều.
Phân bố
Ofloxacin được phân bố rộng khắp vào các dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy và xâm nhập tốt vào các mô. Khoảng 25% nồng độ thuốc trong huyết tương gắn vào protein huyết tương. Thuốc qua nhau thai và tiết qua sữa. Có nồng độ tương đối cao trong mật.
Chuyển hóa và thải trừ
Khi dùng liều đơn, ít hơn 10% ofloxacin được chuyển hóa thành desmethyl – ofloxacin và ofloxacin N – oxyd. Desmethyl – ofloxacin có tác dụng kháng khuẩn trung bình. Tuy vậy thận vẫn là nơi thải ofloxacin chính, thuốc được lọc qua cầu thận và bài tiết qua ống thận. 75 – 80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa trong 24 đến 48 giờ, làm nồng độ thuốc cao trong nước tiểu. Dưới 5% thuốc được bài tiết dưới dạng chuyển hóa trong nước tiểu; 4 đến 8% thuốc bài tiết qua phân. Chỉ một lượng nhỏ ofloxacin được thải bằng thẩm phân máu.
Ảnh hưởng đối với người đang vận hành tàu xe và máy móc
Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt hoặc có các rối loạn thần kinh trung ương khác kể cả rối loạn thị giác, vì vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
* Thời kỳ mang thai: Chưa có những nghiên cứu thích hợp và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng ofloxacin trong thai kỳ nếu lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ tiềm tàng trên bào thai.
* Thời kỳ cho con bú: Ở phụ nữ cho con bú, một liều uống duy nhất 200 mg ofloxacin bài tiết vào sữa với nồng độ ofloxacin trong sữa tương đương như trong huyết tương. Dò khả năng có các tác dụng phụ nghiêm trọng trên trẻ sơ sinh bú mẹ dùng ofloxacin, nên quyết định ngưng thuốc hoặc ngưng, cho con bú nhưng phải tính đến tầm quan trọg của thuốc đối với người mẹ.