Thuốc Gompita là gì?
Thuốc Gompita dùng để hỗ trợ chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống để làm giảm Gholesterol toàn phần, Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-G), Apo B và Triglycerid, làm tăng Cholesterol tỷ trọng cao ở người lớn tăng lipid huyết nguyên phát hoặc rối loạn lipid huyết hỗn hợp.
Tên biệt dược
Gompita.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hình tròn, màu trắng, một mặt có khắc “D.W” và mặt còn lại có khắc vạch.
Quy cách đóng gói
Thuốc Gompita được đóng gói dưới dạng hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VN-19931-16.
Thời hạn sử dụng thuốc Gompita
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Daewoong Pharmaceutical Co. Ltd – Hàn Quốc.
Thành phần thuốc Gompita
Thành phần chính: Pitavastatin Calcium 2mg.
Tá dược: Lactose Monohydrate, Hypromellose 2810, Low Substituted Hydroxypropyl Cellulose, Orospovidon, Natri Carbonate, Magnesium Stearat, Triethyl Citrate, Colloidal Silicon Dioxide, Titan Dioxide.
Công dụng của thuốc Gompita trong việc điều trị bệnh
Gompita dùng để hỗ trợ chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống để làm giảm Cholesterol toàn phần, Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-G), Apo B và Triglycerid, làm tăng Cholesterol tỷ trọng cao ở người lớn tăng lipid huyết nguyên phát hoặc rối loạn lipid huyết hỗn hợp.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Gompita
Cách sử dụng
Thuốc dùng đường uống.
Đối tượng sử dụng thuốc Gompita
Thuốc dành cho người lớn.
Liều dùng thuốc
Khuyến nghị chung:
- Uống Pitavastatin một lần mỗi ngày, uống bất kỳ lúc nào.
- Liều pitavastatin cần được điều chỉnh thận trọng tùy theo mức LDL ban đầu, mục tiêu và đáp ứng của bệnh nhân.
Người lớn tăng Iipid huyết và rối loạn lipid huyết hỗn hợp:
- Liều khởi đầu 2mg, một lần mỗi ngày; có thể tăng liều lên 4mg, một lần mỗi ngày.
- Liều tối đa 4mg, một lần mỗi ngày.
- Liều duy trì 1-4mg, một lần mỗi ngày.
Bệnh nhân suy thận: Thanh thải pitavastatin giảm ở bệnh nhân suy thận vừa (độ lọc cẩu thận [GFR] < 60ml/phút) hoặc bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) đang thẩm phân máu. Giảm liều pitavastatin xuống 1mg/lần/ngày. Không dùng pitavastatin cho bệnh nhân suy thận nặng (GFR < 30ml/phút/1,73m²) và không thẩm phân máu.
Bệnh nhân đang dùng thuốc khác: Bệnh nhân đang dùng erythromycin không dùng quá 1mg pitavastatin mỗi ngày, và quá 2mg pitavastatin ở bệnh nhân đang dùng rifampicin.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Gompita
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân đã được biết mẫn cảm với pitavastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh gan tiến triển, bao gồm tăng dai dẳng nồng độ aminotransferase huyết thanh không giải thích được.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ chuẩn bị mang thai, phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
- Bệnh nhân đang dùng cyclosporin.
Tác dụng phụ của thuốc Gompita
Phản ứng quá mẫn: Các phản ứng quá mẫn cảm bao gồm phát ban, ngứa, nổi mày đay.
Suy giảm nhận thức (như mất trí nhó, lú lẫn,..)
Tăng HbA1e.
Tiêu cơ vân: Các dấu hiệu và triệu chứng cần quan tâm như đau, mềm, yếu và phù cơ. Ngoài ra, dấu hiệu chính của tiêu cơ vân là nước tiểu sậm màu nâu đổ do myoglobin niệu, tăng CK huyết thanh đã được ghi nhận. Biến chứng trầm trọng của tiêu cơ vân, suy thận cấp diễn tiến và có thể liên quan đến nguy cơ tử vong cao, ngưng dùng pitavastatin khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng trên.
Đau cơ: Triệu chúng ban đầu là yếu cơ do rối loạn chức năng cơ. Ngưng dùng pitavastatin nếu bệnh nhân bị đau cơ, mềm cơ, vọp bẻ, cứng cơ, hoặc tăng nồng độ CK.
Vàng da, rối loạn chức năng gan: Có thể xảy ra tăng dai dẳng men gan (AST, ALT) đáng kể. Kiểm tra enzym gan trước khi bắt đầu điều trị và định kỳ sau đó. Ngưng điều trị pitavastatin nếu thấy bất thường chỉ số men gan và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp khác.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Gompita
Không có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều pitavastatin.Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và áp dụng điều trị hỗ trợ thích hợp. Thẩm phân máu không có tác dụng do ái lực cao của pitavastatin vào protein.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Gompita
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Gompita
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Gompita
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Gompita
Dược lực học
Pitavastatin là chất ức chế đặc hiệu men khử HMG-CoA reductase, enzyme xúc tác phản ứng chuyển HMG-GoA thành mavalonat là bước đầu tiên trong sinh tổng hợp cholesterol. Bằng ức chế men HMG-GoA reductase, pitavastatin làm giảm nồng độ cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C), cholesterol toàn phần (T6), apolipoprotein (Apo-B) và triglycerid (7G), đồng thời làm tăng cholesterol tỷ trọng cao (HDL-G) ở bệnh nhân tăng cholesterol huyết và rối loạn lipid huyết hỗn hợp.
Dược động học
Hấp thu: Sinh khả dụng của pitavastatin 51%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (Gmax) của pitavastatin đạt được khoảng 1 giờ sau khi uống. Uống pitavastatin cùng bữa ăn làm giảm tốc độ hấp thu pitavastatin đến 43%. Nhưng không làm giảm mức độ hấp thu pitavastatin. Nồng độ pitavastatin cao hơn ở bệnh nhân lớn tuổi (khoảng 30% diện tích dưới đường cong (AUG)). Tốc độ và mức độ hấp thu pitavastatin tăng lần lượt 60%, 70% ở bệnh nhân suy thận vừa.
Phân bố: Pitavastatin được thu nhận vào tế bào gan bằng con đường polypeptid chuyên chở anion hữu cơ (OATP) 1B1, 1B3 và 2B1. Hơn 99% pitavastatin gắn với protein huyết thanh. Dữ liệu về phân bố pitavastatin vào các mô còn giới hạn. Pitavastatin phân bố vào sữa của chuột cống, nhưng chưa biết có phân bố vào sữa người hay không.
Chuyển hóa và thải trừ: Pitavastatin được chuyển hóa phần lớn bởi uridine 5′-diphosphat (UDP) glucuronosyltransferase (như UGT1A1, UGT1A3, UGT2B7) thành liên hợp glucuronid và chuyển hóa xa hơn thành chất chuyển hóa pitavastatin lactone không có hoạt tính. Một phần nhỏ pitavastatin được chuyển hóa bởi men gan cytochrome P450, chủ yếu là 209 và 208.Thời gian bán thải khoảng 12 giờ. 79% và 15% liều uống pitavastatin được đào thải lần lượt qua phân và nước tiểu, trong vòng 7 ngày.
Thận trọng
Gan: Tăng nồng độ aminotransaminase huyết thanh mức độ nhẹ và thoáng qua đã được ghi nhận ở bệnh nhân dùng pitavastatin. Tình trạng này được cải thiện khi ngưng hoặc tạm ngưng điều trị pitavastatin. Cần làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị pitavastatin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm sau đó.
Cơ xương: Đã có ghi nhận về đau cơ và tiêu cơ vân ở bệnh nhân dùng thuốc nhóm statin bao gồm pitavastatin.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai. Không có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt của pitavastatin trên phụ nữ mang thai, mặc dù các bất thường bẩm sinh và/hoặc biến đổi cơ xương đã được ghi nhận trên súc vật.
Thời kỳ cho con ú: Chưa biết pitavastatin có bài tiết vào sữa mẹ hay không, tuy nhiên, một lượng nhỏ thuốc khác thuộc nhóm statin bài tiết vào sữa mẹ. Các nghiên cứu trên chuột cống cho thấy pitavastatin bài tiết vào sữa mẹ. Do các thuốc ức chế HMGCoA reductase có nguy cơ gây ra phản ứng phụ cho trẻ bú mẹ. Không dùng pitavastatin cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thuốc không ảnh hưởng.
Hình ảnh tham khảo của thuốc Gompita
