Ho là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết mọi độ tuổi. Ho có thể là một biểu hiện bình thường khi có sự thay đổi do môi trường để bảo vệ phổi hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Vậy khi có triệu chứng này lúc mang thai thì chúng ta có nên dùng thuốc để trị ho cho bà bầu không?
Có nên dùng thuốc trị ho cho bà bầu không?
Thuốc trị ho là gì?
Thuốc ho là thuốc dùng để làm dịu hoặc ngưng các triệu chứng ho thông thường. Riêng với các trường hợp là biểu hiện của bệnh, việc dùng thuốc ho sẽ được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị đồng thời bệnh và các biểu hiện của bệnh. Hiện nay, thuốc trị ho được điều chế thành nhiều dạng sử dụng như: dạng viên nén, viên nang mềm, siro, viêm ngậm phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng.
Thành phần của thuốc ho
Hiện nay có rất nhiều loại thảo dược/ hỗn hợp có công dụng làm giảm cơn ho. Chính vì vậy thành phần trong mỗi loại thuốc cũng đa dạng. Tuy nhiên các thành phần thường được sử dụng kết hợp bao gồm:
- Tác dụng long đờm: acetylcystein, guaifenesin.
- Tác dụng ức chế ho: codeine, pholcodine, dextromethorphan và noscapine, cũng như Butamirate.
- Kháng histamin diphenhydramine.
- Tác dụng thông mũi: ephedrine.
- Tác dụng hạ sốt: paracetamol.
Công dụng của thuốc ho
Thuốc trị ho có công dụng làm giảm hoặc ngưng các cơn ho ở hầu hết các đối tượng và được chia thành 3 nhóm chính:
Thuốc giảm ho ngoại biên
- Làm giảm nhạy cảm của các thụ thể (receptor) gây phản xạ ho ở đường hô hấp.
- Thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các thụ thể cảm giác ở họng, hầu. Bao gồm glycerol, mật ong, các siro đường mía.
- Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain.
Thuốc giảm ho trung ương
- Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ. Đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp, như Codein, Pholcodin.
- Ngoài ra có những thuốc không gây nghiện như Dextromethorphan, Noscapin.
Thuốc giảm ho kháng histamin
- Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H 1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1). Đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần, như Alimemazin và Diphenhydramin.
Có nên dùng thuốc trị ho cho bà bầu không?
Khi xuất hiện triệu chứng ho, bà bầu có thể dùng thuốc để làm giảm các cơn ho. Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào và dạng nào cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc khi không có sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ của thuốc và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ, ho thành từng cơn sẽ làm xuất hiện những cơn co bóp tử cung gây sảy thai. Chính vì vậy, các bà bầu càng không được tự ý dùng thuốc hoặc bất kỳ giải pháp nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc ho cho bà bầu 3 tháng đầu
1. Thuốc trị ho prospan
Thông tin về thuốc
Viên ngậm ho Prospan là thuốc ngậm thảo dược từ Đức. Đây là sự lựa chọn cho bạn khi đang bị ho và đau họng. Viên ngậm Prospan hình lục giác, có hương vị cam tươi và tinh dầu bạc hà dễ chịu giúp làm tan đờm trong cổ họng và từ đó giảm trừ nguyên nhân gây ra ho.
Thành phần
Mỗi viên ngậm chứa 26mg Cao khô lá thường xuân.
Công dụng
Prospan có công dụng:
- Long đờm
- Điều trị các triệu chứng ho
- Điều trị ngứa rát cổ họng, viêm đau họng
- Điều trị các triệu chứng trong các bệnh viêm phế quản mãn tính
2. Thuốc ho Eugica xanh cho bà bầu
Thông tin về thuốc
Thuốc ho Eugica xanh là sản phẩm trị ho được bào chế thành viên nén từ 4 loại thảo dược tự nhiên lành tính. Mỗi loại thảo dược tuy có công dụng riêng nhưng khi kết hợp với nhau lại làm tăng tác dụng chữa trị ho. Eugica xanh cũng là thuốc dùng được cho nhiều đối tượng khi có triệu chứng ho.
Thành phần
4 loại thảo dược chính có trong viên nén Eugica:
- Eucalyptol: Là hợp chất hữu cơ tự nhiên được tìm thấy trong nhiều thảo dược như hương thảo, húng quế, ngải cứu,…
- Tinh dầu gừng: Các hoạt chất chứa trong gừng còn có tính kháng khuẩn trên nhiều chủng khuẩn gây viêm họng, giúp giảm triệu chứng ho.
- Tinh dầu tràm: Chứa hai thành phần chính là Cineole và a-Terpineole có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm, giúp làm sạch niêm mạc vòm họng và giảm ho
- Tinh dầu tần dày lá (lá húng chanh): Theo một vài nghiên cứu của Viện vi trùng cho thấy, các hoạt chất có trong tần dày lá có công dụng kháng sinh mạnh đối với một số loài vi khuẩn gây viêm họng dẫn đến ho như Salmonella typhi, Shigella dysenteria, Shigella flexneri,…
- Menthol: Là thành phần trích tinh của tinh dầu bạc hà có tác dụng làm loãng niêm dịch, làm sạch vòm họng và xoa dịu cơn ho.
Công dụng
- Trị ho
- Điều trị các bệnh lý đường hô hấp
- Điều trị các chứng ho khác: ho mất tiếng, ho có đờm
3. Ích Phế Nam – Thuốc ho Đông y
Thông tin về thuốc
Ích Phế Nam có thành phần chủ yếu là các thảo dược trị ho và thảo dược thanh nhiệt, giải độc, làm ấm cơ thể. Đây hầu hết đều là những vị thuốc được ông bà ta áp dụng chữa bệnh ho thủ công từ ngày xưa và được xem là một trong những loại thuốc ho cho bà bầu có thể dùng được.
Cách sử dụng các thảo dược này từ ngày xưa là: sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu và ngậm.
Thành phần
Thành phần của thuốc ho Đông y Ích Phế Nam gồm: Kim Ngân, Bồ Công Anh, Bạch Môn, Cát Cánh, Ké Đầu Ngựa, Ngũ Vị, Tầm gửi (cây móc, cây cọ, cây gạo đỏ), Sơn đỏ, Sa sâm, Sâm quản trọng, Bán hạ, Bạch linh, Trần bì, Cam thảo, Tang bạch bì, Huyền sâm… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng
Dược tính trị ho của Phế Ích Nam rất mạnh nên sẽ tác động nhanh để ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, virus, làm lành và phục hồi tổn thương. Bài thuốc được tích hợp từ 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị. Mỗi chế phẩm dứt điểm một vấn đề, từ đó loại bỏ hoàn toàn bệnh ho.
Bên trên là 3 gợi ý về các loại thuốc ho dành cho bà bầu. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang tính tham khảo. Việc dùng thuốc và cách dùng như thế nào cần được có sự chỉ định của những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn về sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Một số thông tin tham khảo về thuốc trị ho
- Dextromethorphan 15mg – thuốc ho dùng được cho bà bầu
- Thuốc ho dùng cho trẻ sơ sinh
- Thuốc điều trị ho Dextusol
- Thuốc Ambroco: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
- Thuốc Alfokid Syrup : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
- Thuốc Prospan Cough Liquid
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về các loại thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ tại đây