Menystin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Menystin
Ngày kê khai: 31/08/2015
Số GPLH/ GPNK: VD-22581-15
Đơn vị kê khai: Công ty CP Dược – Trang TBYT Bình Định
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng:
- Metronidazol 500mg
- Nystatin 100 000 IU
- Dexamethason acetat 0,3mg
Dạng Bào Chế: Viên nén đặt âm đạo
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Bidiphar)
498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Menystin được chỉ định sử dụng để điều trị viêm âm đạo gây ra bởi Trichomonas, Candida Albicans hay các loại vi khuẩn kị khí khác.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Menystin được bào chế dưới dạng viên nén đặt âm đạo, bạn nên sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lau khô (Tuyệt đối không vệ sinh sâu bên trong).
- Ngâm viên thuốc trong nước ấm vài giây trước khi tiến hành đặt thuốc.
- Nên đặt thuốc càng sâu trong âm đạo càng tốt.
- Rửa tay sạch sẽ cả trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.
- Nằm ở tư thế ngửa ít nhất 20 phút sau khi thực hiện xong việc đặt thuốc.
Liều lượng
- Liều dùng được khuyến nghị có thể đáp ứng với những trường hợp phổ biến nhất là 1 – 2 viên/ngày, liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày. Nếu bị nhiễm nấm nặng có thể kéo dài thời gian dùng thuốc lên 20 ngày.
- Tuyệt đối không tăng giảm liều khi bác sĩ chưa có chỉ định, mặc dù các triệu chứng đã giảm. Trường hợp liều dùng được chỉ định không đáp ứng triệu chứng, hãy báo cho bác sĩ để sớm điều chỉnh liều phù hợp hơn. Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc khác thay thế nếu cơ thể bạn không đáp ứng với thuốc này.
Chống chỉ định
Thuốc Menystin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
- Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Metronidazol có tác dụng ức chế alcol dehydrogenase và các enzym oxy hóa alcol khác. Thuốc có phản ứng nhẹ kiểu disulfiram như nóng bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi.
- Do tác dụng ức chế miễn dịch nên dexamethason có thể gây nên những cơn kịch phát và lan rộng nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Menystin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Một số tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:
- Nóng rát
- Kích ứng âm đạo
- Xuất huyết âm đạo
- Hiếm gặp:
- Nhức đầu
- Ngứa
- Mề đay
- Rối loạn tiêu hóa
- Chóng mặt
Tương tác thuốc
- Mặc dù vẫn chưa có báo cáo xác định cụ thể các thuốc có khả năng tương tác với Menystin nhưng bạn vẫn nên thận trọng trước vấn đề này. Tuyệt đối không dùng đồng thời với bất kỳ loại thuốc đặt âm đạo nào khác.
- Vui lòng thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc bạn đang dùng (bao gồm: thuốc uống, thuốc tiêm, vitamin hay thảo dược…) để dự phòng tương tác.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Menystin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Menystin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Menystin là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Menystin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 1.575 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Menystin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế