Neotazin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Neotazin
Ngày kê khai: 29/11/2019
Số GPLH/ GPNK: VD-33391-19
Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Trimetazidin dihydroclorid 20mg
Dạng Bào Chế: Viên nén bao phim
Quy cách đóng gói: Hộp 02 vỉ x 30 viên
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A
KCN Nhơn Trạch 3; xã Hiệp Phước; huyện Nhơn Trạch; tỉnh Đồng Nai Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Neotazin được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Suy mạch vành (phòng cơn đau thắt ngực, dùng sau nhồi máu cơ tim cấp).
- Khoa mắt: Tổn thương mạch máu ở võng mạc.
- Khoa tai: chứng chóng mặt Meniere hoặc do nguyên nhân vận mạch, giảm thính lực.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Neotazin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng đường uống, và được uống cùng bữa ăn.
Liều lượng
- Liều thường dùng: Sử dụng 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin từ 30-60ml/phút và người cao tuổi: Sử dụng 1 viên/lần x 2 lần/ngày vào buổi sáng.
- Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi có thể có mức độ nhạy cảm trimetazidine cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác, cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi
- Trẻ em: Mức độ an toàn và hiệu quả chưa được đánh giá, không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân này.
Chống chỉ định
Thuốc Neotazin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Quá mẫn đối với thành phần hoạt chất hoặc bất cứ tá dược nào được liệt kê trong công thức bào chế sản phẩm.
- Bệnh nhân Parkinson, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút).
Lưu ý khi sử dụng Neotazin
- Cần thận trọng khi tính toán liều dùng đối với bệnh nhân cao tuổi vì mức độ nhạy cảm Trimetazidin cao hơn bình thường do sự suy giảm chức năng thận theo tuổi tác.
- Trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận đọng chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), do đó bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên.
- Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngừng sử dụng Trimetazidin ngay.
- Có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp, đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Thận trọng khi dùng Trimetazidin cho bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao như bệnh nhân suy thận ở mức độ trung bình và trên 75 tuổi.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Neotazin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp:
- Rối loạn trên hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu.
- Rối loạn trên dạ dày – ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
- Rối loạn trên da và mô dưới da: Mẩn, ngứa, mề đay.
- Rối loạn toàn thân và tình trạng sử dụng thuốc: Suy nhược
- Hiếm gặp:
- Rối loạn trên tim: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh.
- Rối loạn trên mạch: Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã, đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp, đỏ bừng mặt.
- Không rõ:
- Rối loạn trên hệ thần kinh: Triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ), dáng đi không vững, hội chứng chân không nghỉ, các rối loạn vận động có liên quan khác, thường có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc. Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, lơ mơ).
- Rối loạn trên dạ dày – ruột: Táo bón.
- Rối loạn trên da và mô dưới da: Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP), phù mạch.
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Rối loạn gan mật: Viêm gan.
Tương tác thuốc
Cho đến nay không có tương tác thuốc nào được ghi nhận. Cụ thể không tương tác nào được ghi nhận với các thuốc chẹn beta, thuốc ức chế calci, nitrate, heparin, thuốc hạ lipid huyết hoặc digitalis.
Tuy nhiên, người dùng thuốc cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc đang sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại để tránh tương tác thuốc không đáng có.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Neotazin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Neotazin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.
Lưu ý: Thuốc Neotazin là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.
Giá thuốc
Thuốc Neotazin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên thuốc là 600 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Neotazin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế