Thuốc Nutrozinc là gì?
Thuốc Nutrozinc là thuốc ETC được dùng trong trường hợp:
- Bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm là nghiện rượu, hội chứng kém hấp thu, các bệnh đường ruột, viêm da đầu chi, mụn trứng cá, chán ăn tâm thần, bỏng nhiệt.
- Bổ sung kẽm ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà, một số rối loạn nhận thức.
- Bổ sung kẽm giúp chống lại một số triệu chứng viêm nhiễm.
Tên biệt dược
Thuốc này được đăng ký dưới tên biệt dược là Siro Nutrozinc Syrup 100 ml.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng siro uống.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói thành hộp 1 chai 100ml.
Phân loại
Thuốc Nutrozinc là thuốc ETC – thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Số đăng ký
VD-16991-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.
Nơi sản xuất
Công ty General Pharmaceuticals Ltd.
Địa chỉ: Mouchak, Kaliakair, Gazipur, Bangladesh.
Thành phần của thuốc Nutrozinc
Mỗi 5ml siro chứa:
- Hoạt chất: mỗi 5ml chứa lượng kẽm sulphate tương đương với 10mg nguyên tố kẽm.
- Tá dược: Sucrose, Citric Acid monohydrate, Liquid Sorbitol (Non-Crystallising), Sodium Citrate, Liquid Glucose, Sodium Chloride, Glycerol (Glycerin), Lemon Yellow Color, Mannitol, Essence Orange, Sodium Benzoate, Essence Lemon, Saccharin Sodium, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng của thuốc Nutrozinc trong việc điều trị bệnh
Thuốc Nutrozinc là thuốc ETC được dùng trong trường hợp:
- Bổ sung kẽm ở các bệnh có liên quan đến thiếu hụt kẽm là nghiện rượu, hội chứng kém hấp thu, các bệnh đường ruột, viêm da đầu chi, mụn trứng cá, chán ăn tâm thần, bỏng nhiệt.
- Bổ sung kẽm ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, chậm lành vết thương, thiếu máu, quáng gà, một số rối loạn nhận thức.
- Bổ sung kẽm giúp chống lại một số triệu chứng viêm nhiễm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Nutrozinc
Cách sử dụng
Thuốc được chỉ định dùng theo đường uống,
Lưu ý: uống thuốc sau bữa ăn từ 1-2 giờ và pha loãng với nước (từ 1-2 lần) trước khi cho trẻ uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc Nutrozinc dùng cho người lớn và trẻ em.
Liều dùng
- Nên bổ sung kẽm cho trẻ ngay sau khi bị tiêu chảy trong vòng 10 – 14 ngày:
- Trẻ từ 2 tháng – 6 tháng tuổi: 10 mg kẽm/ngày (tương dương 5ml), chia 3 lần /ngày.
- Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi: 20 mg kẽm/ngày, (tương đương 10ml) , chia làm 3 lần.
- Trẻ trên 5 tuổi: 20-40 mg/ ngày (tương đương 10-20 ml), chia làm 3 lần, tùy theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Kết hợp bù nước bằng ORS, tăng cho ăn hoặc cho trẻ bú mẹ.
- Với các chỉ định khác, liều lượng như sau:
- Ngừa và điều trị viêm phổi ở trẻ em suy dinh dưỡng: 10-70 mg kẽm/ ngày.
- Chứng chán ăn tâm thần: 10-20 mg kẽm/ngày.
- Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: 60 mg kẽm/ngày (tương đương 30 ml), chia 3 lần mỗi ngày.
- Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em: 15-40mg kẽm/ngày (tương đương 7,5-20ml), chia làm 3 lần.
- Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (AMD): 80mg kẽm/ngày (tương đương 40ml), chia làm 3 lần, dùng kèm với vitamin C 500mg, vitamin E 400 UI, beta-caroten 15mg/ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Nutrozinc
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc Nutrozinc đối với bệnh nhân có mẫn cảm với kẽm và thành phần khác của thuốc.
Tác dụng phụ
Dưới đây là các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Nutrozinc:
- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, kích ứng và loét miệng, kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Các trường hợp đau đầu, khó chịu, thờ ơ ít khi xảy ra.
- Dùng kéo dài kẽm có thể gây ra thiếu các vi lượng khác, đặc biệt là đồng, sắt gây thiếu máu.
- Dùng kẽm liều cao kéo dài cũng gây ra các triệu chứng sinh dục và có thể dẫn đến ung thư tiền liệt tuyến.
* Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Triệu chứng
Quá liều kẽm dẫn tới ăn mòn niêm mạc. Viêm loét miệng, viêm loét dạ dày và có thể dẫn tới thủng dạ dày.
Xử trí quá liều
- Tránh rửa dạ dày và gây nôn. Có thể cho uống sữa để giảm đau và dùng các tác nhân tạo phức chelat như Canxi edetat.
Các triệu chứng quá liều ở mức độ nhẹ hơn có thể chỉ gây buồn nôn, nôn, đau đầu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về quên liều thuốc đang được cập nhật.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
- Khi dùng đồng thời kẽm với các kháng sinh penicillin sẽ làm giảm tác dụng của kẽm cũng như tác dụng của kháng sinh. Kẽm có thể tạo phức chelat với kháng sinh Tetracyclin, do đó tránh dùng cùng thời điểm.
- Đối với bệnh nhân suy gan, có giảm bài tiết mật, cần chú ý giảm liều vì có thể bị tích tụ và quá liều. Thận trọng và giảm liền ở bệnh nhân suy thận.
- Không dùng kẽm khi có HIV/AIIDS.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc được chỉ định bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Nutrozinc
Bệnh nhân nên tìm mua thuốc tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Nutrozinc vào thời điểm này.
Hình tham khảo

Thông tin tham khảo về thuốc
Dược lực học
- Cơ chế của các tác dụng trên miễn dịch của kẽm chưa được hiểu rõ. Một trong những nguyên nhân có thể do kẽm giúp ổn định màng, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu liên quan đến miễn dịch trung gian tế bào.
- Kẽm tham gia vào quá trình truyền tín hiệu.
- Kẽm cũng có thể ảnh hưởng đến biểu hiện gen bằng cách ổn định cấu trúc của các yếu tố phiên mã miễn dịch khác nhau.
- Cảm ứng cytokine của kẽm cũng có thể do tương tác trực tiếp của kẽm với monocyt.
- Kích thích của kẽm với lympho T xuất hiện thông qua tăng monocyt IL-1 và tiếp xúc tế bào-tế bào. Nồng độ kẽm cao ức chế sự gia tăng Iympho T bằng cách chẹn enzyme kinase của receptor của IL-1 type 1. Việc hoạt hóa lympho T phụ thuộc nồng độ kẽm trong máu.
- Kẽm cũng có thể là chất chống oxy hóa thứ cấp.
- Kẽm không có tác dụng chống ôxy hóa trong, điều kiện sinh lý. Kẽm có khả năng ổn định màng tế bào bởi khả năng ổn định nhóm thiol và phospholipids.
- Nó cũng có thể chiếm giữ các các vị trí khác có các kim loại hoạt động như sắt.
- Các hoạt động này có thể bảo vệ màng chống ô xy hóa. Kẽm cũng có mặt trong cấu trúc của enzyme Zinc-đồng superoxide dismutase (Zn/Cu- SOD).
- Kẽm cũng liên quan đến sự hình thành tinh trùng và sự chuyển hóa của testosterone. Thiếu kẽm dẫn đến giảm tinh trùng.
- Cơ chế của giả định mối liên quan giữa kẽm và thoái hóa điểm vàng liên quan tuổi tác là chưa được kiểm chứng.
Dược động học
Hấp thu:
- Kẽm được hấp thu qua đường tiêu hóa. Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi một số thực phẩm nhất định, có thể làm giảm hấp thu 20-30%.
- Nhìn chung, khoảng 20% kẽm hấp thu qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào dạng muối. Mức độ hấp thu cũng khác nhau với từng cá thể.
Phân bố:
- Phân bố khắp cơ thể nhưng nhiều trong xương, cơ quan sinh sản nam, tóc, mắt, thấp hơn trong cơ bắp, thận, gan.
- Liên kết cao với protein huyết tương, đặc biệt là Albumin.
- Không có dữ liệu về thể tích phân bố.
Tương tác thuốc
Các thuốc sau đây có thể tương tác hoặc giảm hiệu quả điều trị khi dùng cùng với Nutrozinc:
- Penicillamine: Kẽm làm giảm hấp thu và hiệu quả điều trị của Penicillamine, do đó không dùng đồng thời 2 thuốc với nhau. Nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Kháng sinh Quinolon: Đây là tương tác ở mức trung bình, kẽm có thể làm giảm hấp thu của quinolon, do đó nên dùng kháng sinh trước 2 giờ hoặc 4-6 giờ sau khi bổ sung kẽm.
- Kháng sinh Tetracyclin: Kẽm có thể tạo phức chất với Tetracyclin làm giảm hấp thu của Tetracyclin, do đó nên dùng kháng sinh trước 2 giờ hoặc 4-6 giờ sau khi bổ sung kẽm.
- Cisplatin: Kẽm có thể làm bất hoạt Cisplatin, tuy tương tác này chưa biết chắc chắn về mức độ nhưng số lượng nhiều gây ra là đáng kể.
- Các muối canxi, sắt: Sự cạnh tranh hấp thu có thể làm giảm hấp thu của cả kẽm và các vi lượng dùng cùng.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Nutrozinc không ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
- Thuốc qua nhau thai kém. Việc bổ sung kẽm trong thời kỳ mang thai là cần thiết.
- Phụ nữ có thai: Không dùng quá 40 mg/ ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Nutrozinc.
Phụ nữ cho con bú
Nutrozinc thải trừ qua sữa mẹ ở nồng độ rất thấp. Bổ sung kẽm với liều như phụ nữ có thai nếu cần thiết.
Nguồn tham khảo