Thuốc Skdol baby 250 mg là gì?
Thuốc Skdol baby 250 mg là thuốc OTC được dùng điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Skdol baby 250 mg.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc cốm.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: Hộp 10 gói x 2,5 g; Hộp 20 gói x 2,5 g; Hộp 30 gói x 2,5 g; Hộp 50 gói x 2,5 g.
Phân loại thuốc
Thuốc là thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-27013-17.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông
Lô số 7, đường số 2, KCN. Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam.Thành phần của thuốc Skdol baby 250 mg
Mỗi gói chứa:
Paracetamol……….250 mg
Tá dược : Lactose, Đường RE, Aspartam, Màu Erythosin red, Màu Ponceau 4R, bột hương dâu.
Công dụng của thuốc Skdol baby 250 mg trong việc điều trị bệnh
Thuốc Skdol baby 250 mg là thuốc OTC được dùng điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
Đau: Được dùng để giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa. Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải là nội tạng. Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp, là thuốc thay thế salicilat để giảm đau hoặc hạ sốt.
Sốt: Thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Skdol baby 250 mg
Cách sử dụng
Thuốc được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân dùng khi có nhu cầu hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi tan.
Trẻ em từ 4 – 6 tuổi: Uống 1 gói/lần, lặp lại nếu cần mỗi 6 giờ, không quá 4 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 8 tuổi: Uống 1 gói/lần, lặp lại nếu cần mỗi 4 giờ, không quá 6 lần/ngày.
Trẻ em từ 9 – 12 tuổi: Uống 2 gói/lần, lặp lại nếu cần mỗi 6 giờ, không quá 4 lần/ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý đối với người dùng thuốc
Chống chỉ định
- Người bệnh quá mẫn cảm với thuốc.
- Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
- Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase, suy chức năng gan, có tiền sử sỏi thận, loạn chuyển hóa Oxalat, bệnh thalassemia.
Tác dụng phụ của thuốc
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc hoặc thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với Paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, Paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Xử lý khi quá liều
Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy vậy, không được trì hoãn điều trị trong khi chờ kết quả xét nghiệm nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Skdol baby 250 mg đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Skdol baby 250 mg đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Thận trọng
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Paracetamol tương đối không độc đối với liều điều trị. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, những phản ứng mẫn câm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p – aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài và liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng Paracetamol.
- Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng Paracetamol.
- Thận trọng ở người thiếu máu từ trước.
- Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc cho trẻ em mà cần có ý kiến bác sĩ khi: Có triệu chứng mới xuất hiện, sốt cao và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát, đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Tương tác thuốc
- Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
- Phối hợp với các thuốc có độc tính trên gan làm tăng nguy cơ độc trên gan.
- Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại gan.
- Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú
Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó chỉ dùng Paracetamol ở người mang thai khi cần.
Thời kỳ cho con bú: Không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo.