Thuốc Stadsidon 20 là gì?
Thuốc Stadsidon 20 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Tâm thần phân liệt.
- Rối loạn lưỡng cực typ 1
- Cấp tính kích động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Stadsidon 20
Dạng trình bày
Thuốc Stadsidon 20 được bào chế dưới dạng viên nang cứng
Quy cách đóng gói
Thuốc Stadsidon 20 được đóng gói ở dạng: hộp 4 vỉ x 7 viên; hộp 6 vỉ x 7 viên
Phân loại thuốc
Thuốc Stadsidon 20 là thuốc ETC– thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc Stadsidon 20 có số đăng ký: VD-25482-16
Thời hạn sử dụng
Thuốc Stadsidon 20 có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Stadsidon 20 được sản xuất ở: Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam.
Địa chỉ: Số 40 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam – Singapore, Thuận An, Bình Dương Việt NamThành phần của thuốc Stadsidon 20
Thành phần mỗi viên nén bao gồm:
- Ziprasidon: 20mg(tương đương ziprasidon hydroclorid 21,77 mg)
- Tá dược vừa đủ 1 viên (Microcelac 100, tinh bột tiền gelatin hóa, croscarmellose natri, colloidal silica khan, magnesi stearat.)
Công dụng của thuốc Stadsidon 20 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Stadsidon 20 là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Tâm thần phân liệt.
- Rối loạn lưỡng cực typ 1
- Cấp tính kích động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Stadsidon 20
Cách dùng thuốc Stadsidon 20
Thuốc Stadsidon 20 dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Stadsidon 20
Người lớn:
- Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu 20 mg x 2 lần/ngày, uống khi ăn. Có thể tăng liều nếu cần thiết cách nhau không dưới 2 ngày, liều dùng có thể tăng đến 80 mg x 2 lần/ngày. Liều duy trì, 20 mg x 2 lần/ngày có thể có hiệu quả.
- Rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu 40 mg x 2 lần/ngày, uống khi ăn. Ngày thứ hai tăng lên 80 hoặc 80 mg x 2 lần/ngày, sau đó điều chỉnh liều duy trì theo đáp ứng. Bệnh nhân cần tiếp tục điều trị với liều mà họ được điều trị ổn định, trong khoảng 40 — 80 mg x 2 lần/ngày.
- Cấp tính kích động ở bệnh nhân tâm thần phân liệt: Uống đến 80 mg x 2 lần/ ngày để thay thế cho chỉ định thuốc tiêm bắp trong việc duy trì điều trị tình trạng kích động cho bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- Cách dùng thuốc tiêm bắp: Liều khuyến cáo 10 — 20 mụ, liều tối đa lên đến 40 mg/ngày. Liều 10 mg tiêm mỗi 2 giờ. Liều 20 mg tiêm mỗi 4 giờ, tối đa 40 mg/ngày. Chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc tiêm bắp quá 3 ngày.
Trẻ em:
- Hiệu quả và an toàn của ziprasidon chưa được thiết lập cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Người cao tuổi:
- Không có sự khác biệt quan trọng về mặt lâm sàng giữa người cao tuổi và người lớn.
Suy gan và suy thận:
- Không cần điều chỉnh liều.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Stadsidon 20
Chống chỉ định
- Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Ziprasidon được chống chỉ định với những bệnh nhân: Có tiền sử khoảng QT kéo dài trong nhồi máu cơ tim cấp hoặc trong bệnh suy tim không bù.
- Nghiên cứu về dược lực/dược động giữa ziprasidon và các loại thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT chưa được thực hiện. Những tác dụng phụ cộng hưởng giữa ziprasidon và các loại thuốc này không thể loại trừ. Do vậy, ziprasidon không nên được dùng chung với các thuốc: Dofetilid, sotalol, quinidin, thuốc chống loạn nhịp nhóm la và nhóm IIl khác, mesoridazin, thioridazin, clopromazin, droperidol, pimozid, sparfloxacin, gatifloxacin, moxifloxacin, halofantrin, mefioquin, pentamidin, arsenic trioxid, levomethadyl acetat, dolasetron mesylat, probucol hoac tacrolimus.
Thận trọng khi dùng thuốc Stadsidon 20
- Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tâm thần liên quan đến rối loạn trí nhớ: Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tâm thần liên quan đến rối loạn trí nhớ điều trị với các thuốc chống loạn thần có nguy cơ tử vong cao. Ziprasidon không được chấp thuận để điều trị bệnh này.
- Kéo dài khoảng QT và nguy cơ tử vong đột ngột: Ziprasidon không được kết hợp với các thuốc có thời gian kéo dài khoảng QT.
- Hội chứng thần kinh ác tính (NMS): Hội chứng gây tử vong cần ngưng ngay thuốc và điều trị chuyên sâu, đã được báo cáo ở những bệnh nhân điều trị nhóm thuốc chống loạn thần kinh, bao gồm cả trường hợp hiếm hoi kết hợp với điều trị ziprasidon.
- Rối loạn vận động tardive: Hội chứng rối loạn vận động không thuận nghịch, không tự chủ tiến triển ở những bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống loạn thần kinh.
- Tăng glucose huyết và bệnh đái tháo đường: Trong một vài trường hợp nặng, việc kết hợp điều trị với thuốc chống loạn thần kinh không điển hình nhiễm keto acid, hôn mê sâu hoặc tử vong.
Tác dụng phụ của thuốc Stadsidon 20
Thường gặp:
- Toàn thân: Đau bụng, hội chứng cảm cúm, sốt, chới với, phù mặt, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng, đau sườn, hạ thân nhiệt, gây tai nạn khi lái xe.
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hạ huyết áp thế đứng.
- Tiêu hóa: Chán ăn, nôn.
- Cơ xương khớp: Đau cơ.
Ít gặp:
- Tìm mạch: Nhịp tim chậm, đau thắt ngực, rung nhĩ.
- Tiêu hóa: Xuất huyết trực tràng, khó nuốt, lưỡi phù nề.
- Máu và bạch huyết: Thiếu máu, bầm mau, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu eosin, nổi hạch.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Khát nước, tăng transaminase, phù mạch ngoại biên, tăng glucose huyết, tăng creatin phosphokinase, tăng kiềm phosphat, tăng cholesterol máu, mắt nước, tăng dehydrogenase lactic, albumin niệu, hạ kali máu.
- Cơ xương khớp: Viêm bao gân.
Hiếm gặp:
- Tim mạch: Độ block nhĩ thất đầu tiên (AV khối), block nhánh, viêm tĩnh mạch, tắc phối, tim to, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch sâu, viêm cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.
- Tiêu hóa: Chảy máu răng, vàng da, táo bón, tăng gamma glutamyl transpeptidase, nôn ra máu, vàng da ứ mật, viêm gan, gan to, bạch sản miệng, tiềm ẩn nguy cơ gan nhiễm mỡ, phân đen.
- Nội tiết: suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp.
- Máu và bạch huyết: Giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu sắc tố, tăng tế bào lympho trong máu, tăng bạch cầu đơn nhân, tăng bạch cầu ái kiềm, phù bạch huyết, đa hồng cầu, tiểu cầu.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì mang thai:
- Chưa có nghiên cứu về an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Ziprasidon chỉ được dùng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra cho bào thai
Thời kì cho con bú:
- Chưa biết ziprasidon có bài tiết qua sữa mẹ ở người hay không. Nên ngưng cho con bú khi dùng ziprasidon
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Ziprasidon có thể gây ra buồn ngủ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Bệnh nhân muốn lái xe hoặc vận hành máy móc cần hết sức lưu ý.
Cách xử lý khi quá liều
Triệu chứng:
- Các dữ liệu quá liều của ziprasidon còn hạn chế. Quá liều lớn nhất của ziprasidon liều đơn dùng đường uống là 12.800 mg. Triệu chứng gặp trong trường hợp này là triệu chứng ngoại tháp và kéo dài khoảng QT 446 msec (không có di chứng tim). Nhìn chung các triệu chứng thường gặp nhất sau khi quá liều như triệu chứng ngoại tháp, buồn ngủ, run và lo lắng. Khả năng mắt nhận thức, co giật hoặc loạn trương lực cơ ở đầu và cổ xảy ra sau quá liều do hít phải, kèm theo nôn. Kiểm tra tim mạch ngay lập tức và theo dõi điện tâm đồ để sớm phát hiện rối loạn nhịp tim.
Xử trí:
- Không có thuốc giải độc đặc trị cho ziprasidon.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Stadsidon 20
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Stadsidon 20 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Stadsidon 20
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Stadsidon 20
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Stadsidon 20 Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Stadsidon 20
Đặc tính dược lực học:
- Ziprasidon, thử nghiệm trên in viro, có ái lực liên kết cao với dopamin D2, D3, các serotonin 5HT2a, 5HT2c, 5HT1A, 5HT1D các thụ thể gα-adrenergic và có ái lực liên kết trung bình với các thụ thể histamin H1. Ziprasidon có chức năng như một chất đối kháng tại thụ thể D2, 5HT2a, 5HT1d và như một chất chủ vận tại thụ thể 5HT1a. Ziprasidon ức chế tái hấp thu serotonin synap và norepinephrin. Và cũng được chứng minh có ái lực không đáng kể với các thụ thể khác như các thụ thể muscarinic cholinergic
Đặc tính dược động học:
Hấp thu:
- Ziprasidon được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 6 — 8 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của liều 20 mg trong lúc no khoảng 60%. Uống thuốc khi no có thể tăng gấp đôi sự hấp thu.
Phân bố:
- Thể tích phân bố biểu kiến trung bình của ziprasidon là 1,5 l/kg. Mức gắn kết với protêin huyết tương khoảng 99%, chủ yếu gắn với albumin và acid alpha — 1- glycoprotein. In vitro, khả năng gắn kết của ziprasidon với protein huyết tương không thay đổi bởi warfarin hoặc propranolol, hai thuốc có khả năng gắn kết với protein huyết tương cao. Như vậy, khả năng tương tác thuốc với ziprasidon là rất ít.
Tương tác thuốc
- Carbamazepin: Là một chất cảm ứng CYP3A4; liều 200 mg x 2 lần/ngày trong 21 ngày, làm giảm khoảng 35% AUC của ziprasidon. Hiệu ứng này có thể lớn hơn khi dùng liều cao carbamazepin.
- Ketoconazol: Là một chất ức chế mạnh CYP3A4, liều 400 mg 1 lần/ngày trong 5 ngày, tăng AUC và Cmax của ziprasidon khoảng 35 – 40%. Các thuốc ức chế CYP3A4 khác cũng có tác động tương tự.
- Cimetidin: Dùng liều 800 mg 1 lần/ngày trong 2 ngày, không ảnh hưởng đến dược động học ziprasidon.
- Lithium: Kết hợp ziprasidon 40 mg x 2 lần/ngày và lithium 450 mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày không ảnh hưởng đến tác dụng hoặc mức độ đào thải của lithium qua thận.
- Thuốc tránh thai dạng uống: Ziprasidon ở liều 20 mg x 2 lần/ngày không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc tránh thai, dạng uống ethinyl estradiol (0,03 mg) và levonorgestrel (0,15 mg). + Dextromethorphan: Không làm thay đổi tỉ lệ đào thải của dextromethorphan/ dextrorphan qua đường tiết niệu.