Thuốc Vacoflox là gì?
Thuốc Vacoflox là thuốc kê đơn ETC – Thuốc chữa viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi. Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cỗ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng ,viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn da và mô mềm. Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Tên biệt dược
Vacoflox
Dạng trình bày
Thuốc Vacoflox được bào chế dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ x10 viên, chai 50 viên, 100 viên.
Phân loại
Thuốc Vacoflox thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC
Số đăng ký
VD-16633-12
Thời hạn sử dụng
Thuốc Vacoflox có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Công ty cổ phần dược Vacopharm
Km 1954, quốc lộ 1A, P. Tân Khánh, TX. Tân An, Long An Việt Nam
Thành phần của thuốc Vacoflox
- Ofloxacin 200mg
- Tá dược v.đ 1 viên bao phim
(Lactose, Polyvinyl pyrrolidon, Talc, Magnesi stearat, Natri starch glycolat,
Microsrystalline cellulose, Hyproxypropyl methylcellulose, Tiatan dioxyd, Polyethylen glycol 6000, Ethanol 96%)
Công dụng của Vacoflox trong việc điều trị bệnh
- Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
- Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cỗ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng ,viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vacoflox
Cách sử dụng
Thuốc Vacoflox được sử dụng mỗi lần uống cách nhau 12 giờ và uống với nhiều nước
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
- Viêm phế quản đợt bệnh nặng do nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm: 400mg/lần, 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
- Nhiễm Chlamydia (trong cổ tử cung và niệu quản): 300mg/lần, 2 lần/ngày, trong 7 ngày.
- Lậu không biến chứng: 400mg, 1 liều duy nhất.
- Viêm tuyến tiền liệt: 300mg/lần, 2 lần/ngày, trong 6 tuần.
- Viêm bàng quang do E.coli hoac K.pneumoniae: 200mg/lần, 2 lần/ngày, trong 3 ngày
- Viêm bàng quang do các vi khuẩn khác: 200mg/lần, 2lần/ngày, trong 7 ngày
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: 200mg/lần, 2 lần/ngày, trong 10 ngày
- Đối với người suy chức năng thận:
+ Độ thanh thải creatinin > 50ml/phút: liều không thay đổi
+ Độ thanh thải creatinin: 10-50ml/phút: liều không đổi, uống cách 24 giờ/lần
+ Độ thanh thải creatinin < 10ml/phút: uống nửa liều, cách 24 giờ/lần
Lưu ý đối với người dùng thuốc Vacoflox
Chống chỉ định
- Người có tiền sử quá mẫn với kháng sinh quinolon khác.
- Trẻ dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, mắt ngủ, rối loạn thị giác.
- Phát ban, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Xử lý khi quá liều
Chưa có báo cáo. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin cách xử lý khi quên liều của thuốc Vacoflox đang được cập nhật.
Thận trọng
- Người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương.
- Phải giảm liều đối với người bệnh bị suy thận.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ < 30°C.
Thời gian bảo quản
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Vacoflox
Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại Chợ y tế xanh hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Vacoflox vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc
Dược lực học
- Ofloxacin là thuốc kháng khuẩn nhóm fluoroquinolon. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, Ofloxacin ức chế DNA-gyrase là
enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn. - Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn Gram dương khác.
Dược động học
- Ofloxacin được hấp thu nhanh và tốt qua đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học qua đường
uống khoảng 100% và có nồng độ đỉnh huyết tương 3-4μg/ml, 1-2 giờ sau khi uống 1 liều 400mg. Hấp thu bị chậm lại khi có thức ăn nhưng tỷ lệ hấp thu không bị ảnh hưởng. - Nửa đời trong huyết tương là 5-8 giờ, trong trường hợp suy thận, có khi kéo dài 15-60
giờ tùy theo mức độ suy thận, khi đó cần điều chỉnh liều. - Ofloxacin được phân bố rộng khắp vào các dịch cơ thể, kể cả dịch não tủy và xâm nhập
tốt vào các mô. Khoảng 25% nồng độ thuốc trong huyết tương gắn vào protein huyết tương. Thuốc qua nhau thai và tiết qua sữa. Có nồng độ tương đối cao trong mật.
Tương tác thuốc
- Uống đồng thời Ofloxacin với các thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, dipyron…), tác dụng gây rối loạn tâm thần không tăng (sảng khoái, hysteria, loạn thần).
- Không cần có sự thận trọng đặc biệt khi dùng các kháng sinh quinolon với các thuốc chống viêm không steroid.
- Sự hấp thu ofloxacin trong huyết thanh có thể giảm xuống dưới nồng độ điều trị khi dùng đồng thời với các kháng acid nhôm và magnesi.