Thuốc Vitraclor là gì?
Thuốc Vitraclor là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo do lậu cầu
- Nhiễm trùng da.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Vitraclor
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha hỗn dịch uống
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 10 gói x 2g; hộp 12 gói x 2g
Phân loại thuốc
Thuốc Vitraclor là thuốc ETC – thuốc kê đơn
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VD-19980-13
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm
Địa chỉ: 27 Điện Biên Phủ, F. 9, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh Việt NamThành phần của thuốc Vitraclor
- Cefaclor: 125mg
- Tá dược: (Natri benzoat, Đường saccarose, Tween 80, Gốm arabic, Simethicon, Aerolsi, Bột mùi dâu, Màu đỏ erythrosin) vừa đủ 2g
Công dụng của thuốc Vitraclor trong việc điều trị bệnh
Thuốc Vitraclor là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:
- Điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo do lậu cầu
- Nhiễm trùng da.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vitraclor
Cách dùng thuốc
Thuốc dùng qua đường uống
Liều dùng thuốc Vitraclor
- Người lớn: mỗi ngày uống 2 gói, ngày 2-3 lần
- Trẻ em: theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo liều sau: 20 mg /kg / ngày, chia làm 3 lần.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Vitraclor
Chống chỉ định
- Tiền sử quá mẫn với Cephalosporin.
Thận trọng khi dùng thuốc
- Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicilin vì có một số trường hợp xảy ra mẫn cảm chéo.
- Cefaclor dùng vài ngày có thể gây viêm đại tràng màng giả .Thận trọng khi dùng cho người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa đặc biệt viêm đại tràng.
- Cần theo dõi chức năng thận khi điều trị phối hợp cefaclor với các thuốc gây độc đối với thận: osemid, acid ethacrynic.
Tác dụng phụ của thuốc Vitraclor
- Ban da, tiêu chảy, tăng bạch cầu ưa eosin, buồn nôn, nôn, nổi mày đay, ngứa, viêm đại tràng màng giả, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú vì tính an toàn đối với phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ bú mẹ
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Chưa có báo cáo
Cách xử lý khi quá liều
- Các triệu chứng quá liều: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
- Xử trí quá liều: uống than hoạt nhiều lần, bảo vệ đường hô hấp cho người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Vitraclor
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Vitraclor đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Vitraclor
Điều kiện bảo quản
- Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Thời gian bảo quản
- 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Vitraclor
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Vitraclor Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Vitraclor
Dược lực học:
- Cefaclor là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 2, cefaclor có tác dụng diệt vi khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefaclor có tác dụng lên vi khuẩn gram dương gram âm như
- Vi khuẩn hiếu khí, gram dương: Staphylococci, bao gồm chủng tạo men penicilinase, coagulase dương tính,coagulase âm tính Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes.
- Vi khuẩn hiếu khí, gram âm: Escherichia coli, Haemophilus influenza ( bao gồm chủng tạo men -lactamase, Ampicilin), Klebsiella sp, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis.
- Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides sp. ( ngoại trừ Bacferoides fragilis), Peptococcll Peptostreptococcus sp.
Dược động học:
- Cefaclor phân bố rộng khắp trong cơ thể, đi qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefaclor thải trừ nhanh chóng qua thận, 85 % liều sử dụng được thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 8 giờ, phần lớn thải trừ trong vòng 2 giờ đầu. Cefaclor đạt nồng độ cao trong nước tiểu trong vòng 8 giờ sau khi uống, nồng độ đỉnh trong nước tiểu đạt 600 và 900 microgram/ml. Probenecid làm chậm bài tiết cefaclor. Một ít cefaclor được đào thải qua thẩm tách máu