Thuốc Xelopes 40 Injection là gì?
Thuốc Xelopes 40 Injection là thuốc ETC được dùng để điều trị ngắn hạn trong các trường hợp:
- Điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, hội chứng viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellisons.
- Điều trị dự phòng tăng tiết acid cho bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và hội chứng Mendelson.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Xelopes 40 Injection.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói ở dạng: Hộp 1 lọ bột đông khô + 1 ống 10ml dung môi NaCl + 1 xi lanh.
Phân loại thuốc
Thuốc Xelopes 40 Injection là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc có số đăng ký: VN-16228-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất ở: Beacon Pharmaceuticals Ltd.
153-154, Tejgaon I/A, Dhaka-1208 Bangladesh.Thành phần của thuốc
Mỗi hộp chứa 1 lọ bột đông khô, 1 ống dung môi pha tiêm và 1 xi lanh
Mỗi lọ bột pha tiêm Xelopes có chứa:
Hoạt chất: omeprazol natri tương đương với omeprazol………………….40 mg
Tá dược: mannitol, di natri edetat (EDTA), natri hydroxid.
Thành phần ống dung môi pha tiêm: natri chlorid, nước pha tiêm.
Công dụng của thuốc Xelopes 40 Injection trong việc điều trị bệnh
Thuốc Xelopes 40 Injection là thuốc ETC được dùng để điều trị ngắn hạn trong các trường hợp:
- Điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, hội chứng viêm thực quản trào ngược và hội chứng Zollinger-Ellisons.
- Điều trị dự phòng tăng tiết acid cho bệnh nhân trong gây mê phẫu thuật và hội chứng Mendelson.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Xelopes 40 Injection
Cách sử dụng
Thuốc được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Loét dạ dày, loét tá tràng, hội chứng viêm thực quản trào ngược: (chỉ định khi không uống được hay uống không có tác dụng) 1 lọ (omeprazol 40mg)/ngày, tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày.
Hội chứng Zollinger — Elison: Liều khởi đầu được chỉ định là 60mg omeprazol.
Liều có thể cao hơn tuỳ từng trường hợp và tuỳ từng bệnh nhân.
Khi liều omeprazol vượt quá 60mg, nên chia ra 2 lần tiêm/ngày.
Dự phòng hội chứng cường toan trong phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch chậm omeprazol 40 mg một giờ trước khi phẫu thuật. Nếu phẫu thuật kéo dài trên 2 giờ, có thể tiêm thêm 1 liều omeprazol nữa.
Bệnh nhân rối loạn chức năng thận: Không cần chỉnh liều.
Bệnh nhân rối loạn chức năng gan: Thời gian bán thải của omeprazol tăng, do đó phải giảm liều. Liều 10 hay 20 mg/ngày có thể là liều thích hợp đối với 1 số bệnh nhân.
Người già: Không cần chỉnh liều.
Trẻ em: Chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về độ an toàn và tác dụng của thuốc trên nhóm tuổi này.
Omeprazol đường dùng tiêm tĩnh mạch chỉ được chỉ định trong trường hợp không thể dùng được đường uống. Nên dừng đường tiêm ngay khi có thể dùng được đường uống.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Xelopes 40 Injection
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với omeprazol hay các thành phần khác của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
- Da: Hiếm gặp, như ngứa ngáy hoặc ban đỏ, rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng.
- Hệ thần kinh: Đau đầu, rất hiếm khi gặp mất ngủ hoặc ngủ lơ mơ, chóng mặt. Tác dụng phụ như là trầm cảm, lo âu, ảo giác có thể gặp ở một số bệnh nhân có bệnh nặng.
- Hệ cơ xương khớp: Hiếm gặp: đau khớp, cơ, giảm trương lực cơ.
- Hệ tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi. Hiếm gặp hơn như là khô miệng, viêm dạ dày, nấm candida dạ dày, tăng men gan. Đã có trường hợp bị viêm gan có hoặc không có vàng da, viêm não cũng đã được ghi nhận (thường gặp ở những bệnh nhân đã bị suy gan nặng trước đó), tác dụng phụ suy gan cũng có gặp.
- Hệ huyết hoc: Có thể gặp giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu.
- Hệ nội tiết: Có thể gặp vú to đàn ông.
- Các tác dụng phụ khác: có thể lo âu (hiếm gặp). Trong một số ca đơn lẻ có thể có tăng tiết mồ hôi, phù ngoại vi, điếc mũi, mờ mắt.
- Có thể gặp nổi mày đay, sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ, phù tĩnh mạch và phản ứng sốc quá mẫn.
Thông báo cho thấy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Chưa có ghi nhận về những trường hợp quá liều không được điều trị.
Khi dùng quá liều, đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất hoặc Trung tâm chống độc. Điều trị triệu chứng kèm theo.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Xelopes 40 Injection
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Xelopes 40 Injection
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Omeprazol giảm sự bài tiết acid dạ dày bằng một cơ chế tác động chọn lọc cao. Thuốc tạo ra 4 sự ức chế đặc hiệu đối với men H+, K+, ATPase (bơm proton) ở tế bào viền. Nhờ vào cơ chế tác động ức chế giai đoạn cuối cùng của sự tạo thành acid, nên omeprazol ức chế hữu hiệu cả sự tiết dịch cơ bản lẫn kích thích bất kể tác nhân kích thích tạo thành acid.
Omeprazol không có tác dụng trên thụ thể acetylcholin và histamin. Omeprazol khởi phát tác dụng nhanh và đạt được sự kiểm soát có thể hồi phục lên sự bài tiết acid dạ dày với liều duy nhất trong ngày.
Sự giảm độ acid trong dạ dày liên quan đến diện tích dưới đường cong nồng độ omeprazol theo thời gian, và không liên quan đến nồng độ trong huyết tương.
Dược động học
Ở người khoẻ mạnh bình thường, thể tích phân bố của omeprazol là 0,3 L/kg. Ở bệnh nhân suy gan và người già, thể tích phân bố có sự giảm nhẹ. Mặt khác, ở bệnh nhân suy thận, thể tích phân bố cũng tương đương với người khoẻ mạnh bình thường. Omeprazol liên kết với protein huyết tương khoảng 95%.
Thời gian bán thải của omeprazol khoảng 40 phút sau khi tiêm tĩnh mạch. Độ thanh thải trong huyết tương trong khoảng 0,3 đến 0,6 L/phut. Omeprazol chuyển hoá chủ yếu trong gan nhờ hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP 2C19. Các chất chuyển hóa không có hoạt tính, nhưng lại tương tác nhiều với thuốc khác do tác dụng ức chế các enzyme của cytochrom P459 của tế bào gan. Các chất chuyển hoá bài tiết 80% qua nước tiểu, phần còn lại qua phân. Sự thải trừ omeprazol không thay đổi ở người suy chức năng thận. Mặt khác, ở bệnh nhân suy gan thời gian bán thải giảm và không có sự tích luỹ thuốc.
Thận trọng
Trước và trong quá trình điều trị cần chẩn đoán để loại bỏ ung thư dạ dày. Omeprazol trong khi làm giảm sự tiết dịch dạ dày có thể làm gia tăng sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong dạ dày. Chỉ pha dung dịch tiêm ngay trước khi sử dụng.
Tương tác thuốc
Thực tế cho thấy rằng omeprazol có thể kéo dài thời gian bán thải của các thuốc chuyển hoá bởi enzyme Cytochrom P450 trong gan (diazepam, phenytoin, warfarin), do đó cần thiết phải giảm liều của thuốc khi phối hợp với omeprazol.
Phối hợp một thuốc ức chế bơm proton (bao gồm omeprazol) và walfarin sẽ làm tăng chỉ số INR và kéo dài thời prothrombin, tăng nguy cơ gây chảy máu bất thường và tử vong. Trong trường hợp này cần theo dõi cẩn thận chỉ số INR và thời gian prothrombin.
Sự ức chế tiết acid dịch vị có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu của các thuốc mà pH là yếu tố quyết định sinh khả dụng (các muối ampicillin, ketoconazole và các muối sắt).
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên động vật cho đến nay không thấy omeprazol gây di fạng và độc với bào thai, tuy nhiên đã phát hiện khả năng gây ung thư của omeprazol trên chuột. Do chưa có bằng chứng về sự vô hại của omeprazol, không dùng cho phụ nữ có thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: Chưa có kết luận omeprazol có được tiết vào sữa mẹ hay không mặc dù đã có rất nhiều loại thuốc được tiết vào sữa mẹ và do khả năng gây ung thư của omeprazol trên chuột, vì vậy không dùng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú hoặc ngừng cho con bú nếu phải dùng thuốc.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Sử dụng thuốc có thể gặp các tác dụng ngoại ý đau đầu, chóng mặt, ngủ lơ mơ… cần thận trọng với các tác dụng ngoại ý này khi lái xe hoặc vận hành máy móc.