Zinobaby là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.
Thông tin về thuốc Zinobaby
Ngày kê khai: 19/09/2013
Số GPLH/ GPNK: VD-19165-13
Đơn vị kê khai: CT LD MEYER-BPC
Phân loại: KK trong nước
Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng: Kẽm gluconat (tương đương 10 mg Kẽm) 70 mg
Dạng Bào Chế: Thuốc cốm pha hỗn dịch uống
Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 1g
Hạn sử dụng: 36 tháng
Công ty Sản Xuất: Công ty Liên doanh Meyer – BPC.
6A3-quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Việt NamCông dụng – chỉ định
Thuốc Zinobaby được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Chế phẩm dùng bổ sung, dự phòng thiếu kẽm hoặc hỗ trợ điều trị các trường hợp sau:
- Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng ở trẻ em.
- Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
- Chế độ ăn kiêng hoặc thiếu cân bằng, nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
- Tiêu chảy cấp và mãn tính.
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn khi mang thai.
- Nhiễm trùng tái diễn đường hô hấp, tiêu hóa, da.
- Khô da, vết thương chậm lành (bỏng, lở loét do nằm lâu)
- Khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
- Đàn ông trên 40 tuổi giúp tránh nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt.
- Điều trị thiếu kẽm trong các trường hợp:
- Suy dinh đưỡng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược, nhiễm trùng tái diễn.
- Các tổn thương ngoài da: viêm da đầu chi do đường ruột, khô da, vết thương chậm lành, da bị sừng hóa, khô ráp, dễ dị ứng, chàm, da đầu có gàu, loạn dưỡng móng.
- Kẽm phối hợp làm tăng tác dụng của Vitamin A trong điều trị mụn trứng cá lâu năm, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
- Thiếu kẽm nặng được đặc trưng bởi các tổn thương da và niêm mạc điển hình như: viêm ruột, viêm da đầu chi, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh lỗ tự nhiên (âm hộ, hậu môn), tiêu chảy.
Cách dùng – liều lượng
Cách dùng
Thuốc Zinobaby được dùng theo đường uống.
Liều lượng
- Bổ sung kẽm:
- Mỗi lần uống từ 1/2 gói đến 1 gói, ngày dùng 1 đến 2 lần, tùy từng trường hợp.
- Điều trị thiếu kẽm:
- Mỗi lần uống 1 gói, ngày dùng 2 lần, uống trước bữa ăn. Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.
- Liều dùng cụ thể theo tuổi cho kẽm nguyên tố như sau:
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 5mg.
- Từ 9-13 tuổi: 8mg.
- Từ 14-18 tuổi: 11mg.
- Từ 19 tuổi trở lên: 11mg.
Chống chỉ định
Thuốc Zinobaby chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy gan, thận hay tuyến thượng thận trầm trọng.
- Tiền căn bệnh sỏi thận.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
- Tránh dùng Kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tiến triển và nôn ói cấp tính.
- Tránh dùng đồng thời với đồng, sắt, canxi để tránh xảy ra tương tranh làm giảm hấp thu kẽm. Nên uống cách xa nhau khoảng 2-3 giờ.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Zinobaby có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
- Nổi mẩn đỏ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Đắng miệng, miệng có vị kim loại.
Tương tác thuốc
Hấp thu kẽm có thể giảm khi dùng chung với chế phẩm chứa Sắt, Photpho, Penicilamin, Tetracyclin. Kẽm làm giảm hấp thu đồng.
Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Zinobaby trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.
Hình ảnh minh họa
Thông tin mua thuốc
Nơi mua thuốc
Thuốc Zinobaby có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.
Giá thuốc
Thuốc Zinobaby được kê khai với giá niêm yết cho mỗi gói cốm hỗn dịch pha uống 1g là 2.600 VND.
Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Zinobaby với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.
Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế