Bong gân mắt cá chân là gì?
Bong gân mắt cá chân hay trật mắt cá chân là vị trí tổn thương thuộc xương cổ chân và đây cũng là vị trí bong gân thường xảy ra nhất. Cơ chế chấn thương thường gặp là do té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài. Bong gân mắt cá chân thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và giữ gìn đúng cách, bong gân mắt cá chân rất dễ bị tái phát, ngay cả khi chấn thương rất nhẹ.
Nguyên nhân của bong gân mắt cá chân
Mắt cá chân của bạn có thể bị tổn thương bởi các nguyên nhân gồm:
- Vận động trên các bề mặt gồ ghề;
- Bị té và trật mắt cá;
- Khi hoạt động mạnh như chạy, ai đó có thể đạp lên chân bạn khi đang chạy, khiến bàn chân bị vặn sang một bên.
Dấu hiệu và triệu chứng của bong gân mắt cá chân
Những triệu chứng thường gặp:
- Đau; Sưng;
- Bầm tím;
- Khớp lỏng lẻo;
- Không thể chịu sức nặng ở mắt cá chân bị bong gân;
- Da đổi màu;
- Cứng khớp.
Nếu bạn gặp các triệu chứng trên hoặc không được đề cập. Hãy nên tới các biện viện và phòng khám để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất.
Phân loại bong gân mắt cá chân
- Độ 1 (nhẹ): dây chằng bị kéo giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ tế bào (chỉ thấy trên kính hiển vi) với biểu hiện ngoài da là sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân. Bệnh nhân vẫn cử động được cổ chân, đi đứng được.
- Độ 2 (trung bình): đứt một phần dây chằng với biểu hiện: sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân. Cảm giác mất vững khớp cổ chân khi thăm khám. Bệnh nhân có thể cảm thấy cổ chân bị lỏng lẻo.
- Độ 3 (nặng): đứt hoàn toàn dây chằng, biểu hiện sưng nề, bầm tím toàn bộ cổ chân, khi thăm khám thấy khớp cổ chân mất vững rõ. Bệnh nhân hầu như không thể đứng bằng chân tổn thương được.
Bong gân mắt cá chân có cần đi chữa trị không?
Phần lớn các trường hợp bong gân mắt cá chân chỉ gặp ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và phải hạn chế đi lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gân ở mức độ vừa và nặng thì bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Ở mức độ vừa và nặng, nếu người bệnh đến bệnh viện muộn hoặc chữa không đúng (thường là tự đắp lá, tự chữa theo dân gian) sẽ dẫn đến tình trạng bong gân mạn tính. Khi đó, các triệu chứng như sưng, đau sẽ kéo dài dai dẳng ở mắt cá chân, khớp lỏng, dễ chấn thương tái phát, ảnh hưởng lớn đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Cách chuẩn đoán và điều trị hiệu quả
Những kĩ thuật y tế dùng để chuẩn đoán
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi nguyên nhân gây ra chấn thương của bạn. Cụ thể hơn là tư thế, hình dạng của bệnh nhân lúc chấn thương như thế nào. Va đập từ bên ngoài ảnh hưởng vào vị trí nào, hướng va đập, mức độ mạnh hay không. Tất cả những điều này nhằm tìm ra cơ chế vật lý gây chấn thương của bệnh nhân.
Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để có những đánh giá chính xác hơn về xương và các mô mềm. Bao gồm:
- X-quang: cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá tình trạng xương được tốt hơn;
- MRI: nếu bác sĩ nghi ngờ nứt xương, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hoặc tổn thương bề mặt khớp mắt cá sẽ chỉ định chụp MRI;
- Chụp CT: sự kết hợp những hình ảnh X-quang từ nhiều góc độ khác nhau bằng máy tính để tạo ra những hình ảnh mặt cắt cho thấy chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp.
3 cách điều trị bệnh hiệu quả
Điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường nếu bạn bị bong gân mắt cá chân. Bạn không nên di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mắt cá chân bị thương. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn;
- Chườm đá lạnh: Bạn áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau. Bạn đặt đá lạnh vào mắt cá chân bị đau từ 15 đến 30 phút mỗi 4 hoặc 5 giờ. Nếu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, hãy nói với bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ điều trị nào;
- Đè ép: Sau khi sưng biến mất, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc băng để giúp giữ cho mắt cá ổn định và hỗ trợ cho mắt cá bị thương. Bạn chú ý không quấn mắt cá chân quá chặt, vì như vậy sẽ khiến máu không thể chảy bình thường vào vùng bị ảnh hưởng;
- Nâng cao: Bạn nâng mắt cá chân cao trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương (bằng cách nằm và kê cao chân).
Điều trị không phẫu thuật
- Nạng và nẹp: Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nạng hoặc nẹp nếu bạn cảm thấy khó đi bộ;
- Bất động: Phương pháp điều trị này sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ cho mắt cá chân bị thương của bạn ổn định và ngăn ngừa thương tích thứ phát xảy ra. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn đặt một ít áp lực trên mắt cá chân bị ảnh hưởng. Những thiết bị đặc biệt này có thể được gỡ bỏ khi không cần thiết nữa;
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể được khuyến cáo ngay sau khi sưng phù đã giảm. Nhà trị liệu có thể sử dụng thiết bị hoặc dạy cho bạn một số bài tập để giúp bạn lấy lại chức năng hoạt động như trước;
- Sử dụng băng dán cơ Rock Tape: Băng Rock Tape có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều chuyên gia vật lý trị liệu khuyên dùng. Với tác dụng loại bỏ các chỗ sưng/bầm tím và giảm đau, Rock Tape được coi là loại băng dán cơ hỗ trợ vận động tốt nhất thế giới hiện nay.
Phẫu thuật
Hiếm khi bạn phải điều trị bằng phẫu thuật đối với trường hợp bong gân. Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không có tác dụng. Dựa vào mức độ nghiêm trọng và hoạt động của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp nhất.
Bong gân mắt cá chân bao lâu là khỏi?
Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, mắt cá chân bị bong gân có thể cải thiện trong vòng từ 2 – 4 tuần; mắt cá bị bong gân nặng có thể mất thời gian từ 6 – 12 tuần để hồi phục.
Nếu bạn cần phải phẫu thuật, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mắt cá trở lại bình thường.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Nguyên tắc chữa bong gân cổ chân chắc chắn không thể bỏ qua 3 bước này!
- BONG GÂN-PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
- Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa bong gân cổ chân
Nguồn: hellobacsi, vinmec