Khổ Qua hay còn gọi là mướp đắng là một thực phẩm quen thuộc của chúng ta hằng ngày. Nhưng có thể bạn không biết , nó còn dùng để làm thuốc trong Đông Y và sau đây Medplus xin giới thiệu cho các bạn đọc hơn 30 bài thuốc sau đây.
A. Thông Tin Dược Liệu
- Tên thường gọi: Mướp đắng, Khổ qua (苦瓜), Lương qua, Hồng dương, Hồng cô nương, Cẩm lệ chi, Lương qua, Lại qua.
- Tên khoa học: Momordica charantia L.
- Họ khoa học: Bầu bí (Cucurbitaceae).
B. Đặc điểm dược liệu và Tác dụng của bài thuốc
Các bạn có tham khảo qua bài viết khác của Medplus !
Khổ Qua [Mướp Đắng] – Vị “thuốc đắng dã tật” NỔI TIẾNG
C. Các Bài Thuốc trị bệnh từ Khổ Qua (Mướp đắng).
1. Chữa ho, viêm họng:
Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước.
2. Chữa trẻ em đầu khô sủi vẩy trắng, chốc đầu:
Dùng lá Ðào nấu nước gội, rồi nhai quả và hạt. Mướp đắng xoa, hoặc giã nát bôi.
3. Chữa đau dạ dày:
Hoa Mướp đắng, tán nhỏ uống (Lê Trần Ðức).
4. Chữa nhọt độc sưng tấy và mụn nhọt đau nhức:
Lá Mướp đắng 1 nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12g với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp vào (Dược liệu Việt Nam – Lê Trần Ðức).
5. Chữa rắn cắn:
Hạt và lá 4-8g, nhai nuốt nước, lấy bã đắp lên vết cắn (Dược liệu Việt Nam).
6. Chữa đau mắt:
Bài thuốc gồm: Khổ qua tươi và đăng tâm.
Cách tiến hành: Đem đăng tâm sắc lấy nước, khổ qua rửa sạch, cắt nhỏ, ăn trực tiếp và uống cùng nước sắc đăng tâm.
7. Chữa mụn nhọt:
Bài thuốc gồm: 1 ít mướp đắng tươi
Cách tiến hành: Rửa sạch, sau đó nghiền nát, đắp trực tiếp lên da và rửa sạch sau 20 phút.
8. Chữa phiền nhiệt gây nóng sốt và khô miệng:
Bài thuốc gồm: 2 – 3 quả mướp đắng.
Cách tiến hành: Bỏ ruột, thái mỏng và sắc lấy nước uống. Có thể nấu với nhiều nước và dùng thay thế nước lọc thông thường.
9. Chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ:
Bài thuốc gồm: 1 nắm lá khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch và nấu lấy nước tắm từ 2 – 3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm rõ rệt.
10. Điều trị tăng huyết áp:
Bài thuốc gồm: Gừng băm, muối, nước tương, dầu mè, bột nêm và hành hoa mỗi thứ một ít, khổ qua tươi 250g.
Cách tiến hành: Rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và trụng nước sôi trong 3 phút. Sau đó đem thái sợi, trộn đều với các nguyên liệu còn lại và dùng trực tiếp.
11. Chữa xơ vữa động mạch:
Bài thuốc gồm: Hành hoa, bột nêm, muối, gừng sợi và dầu ăn mỗi thứ một ít và mướp đắng tươi 250g.
Cách tiến hành: Rửa sạch và bỏ ruột khổ qua, sau đó thái lát mỏng và đem xào với dầu ăn, thêm gia vị và dùng ăn với cơm.
Lưu ý: Nên dùng dầu thực vật và nêm nêm lạt để tránh tăng huyết áp.
12. Chữa chứng phiền nhiệt, người vã mồ hôi và mất sức:
Bài thuốc gồm: 100g thịt gà và 200g khổ qua, chuẩn bị thêm dầu mè, giấm, đầu hành, muối và bột nêm mỗi thứ 1 ít.
Cách tiến hành: Rửa sạch các nguyên liệu, thịt gà thái sợi, khổ qua bỏ ruột và thái lát. Sau đó đem khổ qua trụng sơ với nước sôi, để ráo. Đem thịt gà xào sơ và nêm nếm gia vị vừa ăn. Trộn đều thịt gà và khổ qua, ăn thường xuyên.
13. Điều trị Vị khí thống
Bài thuốc gồm: Mướp đắng tươi
Cách tiến hành: Rửa sạch, giã nát và uống cùng với nước ấm.
14. Điều trị bệnh chàm (thấp chẩn)
Bài thuốc gồm: Lá khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, để ráo, giã nát và đắp lên vùng da cần điều trị.
15. Chữa trẻ nhỏ bị kiết lỵ:
Bài thuốc gồm: Một ít mật ong và khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch khổ qua và vắt lấy nước, trộn đều với mật ong và cho trẻ uống từ 1 – 2 lần.
16. Điều trị đại tiện ra máu:
Bài thuốc gồm: Rễ khổ qua tươi 200g.
Cách tiến hành: Rửa sạch, cắt khúc và sắc trong nồi đất. Sau khi nước sôi, vặn lửa nhỏ và ninh lấy nước cốt uống.
17. Chữa mụn nhọt lâu ngày không vỡ:
Bài thuốc gồm: 1 quả mướp đắng tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, thái nhỏ, vắt lấy nước và thoa trực tiếp lên mụn nhọt 3 lần/ ngày.
18. Chữa vị khí đau:
Thành phần: Khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, cắt và ăn trực tiếp.
19. Chữa trúng thử phát sốt:
Bài thuốc gồm: Mướp đắng tươi 1 quả và chè xanh vừa đủ.
Cách tiến hành: Khoét bỏ ruột, sau đó cho chè xanh vào mướp đắng và phơi trong bóng râm cho khô hoàn toàn. Thái mỏng mướp đắng và trộn đều với chè xanh. Mỗi lần dùng 8 – 12g sắc uống thay nước trà.
20. Điều trị chứng lỵ:
Bài thuốc gồm: Khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, nghiền nát và ép lấy 1 chén nước cốt và uống trực tiếp.
21. Chữa đinh độc sưng đau dữ dội:
Bài thuốc gồm: Rượu nhạt và lá khổ qua mỗi thứ vừa đủ.
Cách tiến hành: Đem lá khổ qua rửa sạch và thái nhỏ. Mỗi lần dùng 10g uống cùng với rượu nhạt. Uống từ 2 – 3 lần ngày cho đến khi khỏi.
Lưu ý: Có thể dùng rễ khổ qua nghiền nát, trộn với mật ong và thoa lên nhọt để tăng tác dụng điều trị.
22. Chữa tăng huyết áp và choáng váng:
Bài thuốc gồm: Dầu mè, nước cốt gừng, tỏi băm, muối, rượu trắng và rượu vang mỗi thứ vừa đủ, nghêu 0.5kg và khổ qua 250g.
Cách tiến hành: Bỏ ruột khổ qua, sau đó trụng sơ với nước sôi và vớt ra ngâm với nước lạnh cho hết vị đắng, thái lát. Nghêu cho vào chảo nấu đến khi mở miệng, bỏ vỏ và lấy thịt, đem xào với dầu và thêm gia vị vào. Đặt khổ qua lót dưới đáy chảo, cho nghêu lên trên, cho rượu trắng, nước cốt gừng, tỏi và muối vào
23. Điều trị máu nhiễm mỡ:
Bài thuốc gồm: Sữa bò 200ml, mật ong 20ml và mướp đắng 1 quả.
Cách tiến hành: Bỏ ruột và rửa sạch mướp đắng, sau đó thái nhuyễn. Đổ sữa bò vào mướp đắng và xay nhuyễn, lấy nước hòa với mật ong và 2 lần/ ngày (sáng – chiều).
24. Chữa nhiệt độc tả lỵ:
Bài thuốc gồm: Đường đỏ vừa đủ và dây khổ qua 60g.
Cách tiến hành: Đem dây khổ qua rửa sạch, đem sắc với nước trong nồi đất bằng lửa mạnh. Sau đó, giảm lửa ninh lấy nước cốt, bỏ bã, thêm đường đỏ và dùng uống. Ngày dùng từ 3 – 4 lần.
25. Điều trị cảm cúm:
Bài thuốc gồm: Một ít ruột khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, đem sắc trong nồi đất bằng lửa lớn. sau khi sôi hạ nhỏ lửa, ninh thành cốt. Đem vớt bỏ bã và lấy nước uống.
Lưu ý: Bên cạnh đó để bệnh nhanh lành, nên bổ sung các món ăn từ khổ qua như canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng,…
26. Điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ:
Bài thuốc gồm: Một ít dây khổ qua tươi.
Cách tiến hành: Rửa sạch, đem sắc trong nồi đất, ninh nhừ lấy nước cốt uống.
27. Chữa chứng nôn ói ở trẻ em:
Chuẩn bị: 6g rễ khổ qua.
Cách tiến hành: Đun sôi trong nồi đất, sau đó giảm nhỏ lửa, bỏ bã và lấy nước cốt dùng.
28. Chữa đinh nhọt sưng đau:
Chuẩn bị: Lá khổ qua phơi khô.
Cách tiến hành: Đem tán mịn, mỗi lần dùng 15g uống với rượu trắng.
29. Chữa bệnh tiểu đường có biến chứng võng mạc:
Bài thuốc gồm: Bắp và mướp đắng, mỗi thứ 100g, đường phèn 10g.
Cách tiến hành: Rửa sạch bắp, mướp đắng, cắt nhỏ mướp đắng và cho vào nồi cùng với bắp. Nấu thành chè, khi chín thêm đường phèn vào và chia thành 2 lần ăn (sáng – chiều).
30. Trà mướp đắng giúp giải khát và thanh nhiệt:
Thành phần: 1 – 2 quả mướp đắng tươi.
Cách tiến hành: Cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng, đem phơi hoặc sấy khô. Khi sử dụng, lấy 1 ít trà hãm với nước sôi trong 30 phút và dùng uống.
31. Chữa ho và thanh nhiệt cơ thể
Thành phần: 20 quả đại táo và 3 quả mướp đắng.
Cách tiến hành: Đem mướp đắng rửa sạch và đun lấy nước, thêm táo vào và đun sôi thêm 10 – 15 phút.
32. Mướp đắng trộn rau cần giúp giải độc và thanh nhiệt
Thành phần: Rau cần ta 200g, 1 quả mướp đắng, rau thơm, tỏi giã nhuyễn và gia vị.
Cách tiến hành: Thái nhỏ mướp đắng và trụng sơ qua nước sôi, sau đó nhúng vào nước lạnh và để ráo. Trộn mướp đắng với rau cần và gia vị, ăn trực tiếp.
33. Chữa thấp khớp:
Bài thuốc gồm: Cỏ xước, cối xay, cây vòi voi sao, dây đau xương sao, rễ nhàu, cây xấu hổ và lá mướp đắng, mỗi thứ 8g, dây thần thông, rễ ngũ trảo mỗi thứ 5g, gừng tươi 3g và quế chi 4g.
Cách tiến hành: Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý khi sử dụng Khổ qua [Mướp đắng]
1. Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn nhiều những món được chế biến từ mướp đắng.
2. Gây Hạ Đường huyết
Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
3. Không thích hợp cho những người bị bệnh về gan và thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Không ăn hay uống nước ép mướp đắng khi đói bụng. Thời điểm tốt nhất để bổ sung mướp đắng là trong hoặc sau bữa ăn. Không nên ăn quá 2 quả mướp đắng trong 1 ngày và quá 4 lần trên 1 tuần. Ăn nhiều mướp đắng có thể gây tiêu chảy và một số vấn đề khác về dạ dày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam