Chăm sóc sau khi sinh, chăm sóc da sau sinh, chăm sóc vùng kín sau sinh là một trong điều mà mẹ bầu và các ông bố thường quan tâm. Để đảm bảo sức khỏe mẹ sau khi sinh thường nhanh phục hồi. Đặc biệt là không mắc các bệnh thường gặp sau sinh. Sau đây là tổng hợp tất cả các cách chăm sóc sau khi sinh mà mẹ cần biết.
Các bước chăm sóc sau khi sinh thiết yếu
Sau khi sinh, mẹ và bé cần được chăm sóc bằng phương pháp cơ bản nhất: Chăm sóc thiết yếu sau sinh. Đây là 6 bước chăm sóc cần thiết nhất và là cơ bản nhất để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh sau khi sinh.
6 Bước chăm sóc thiết yếu bao gồm:
Bước 1: Lau khô, ủ ấm và đăt sấp lên người mẹ
Ngay sau khi sinh, bé sẽ được lau khô, ủ ấm và đặt sấp lên người mẹ để tiếp xúc với mẹ ngay
Bước 2: Tiêm vào bắp đùi thai phụ
Tiêm vào bắp đùi mẹ 10 đơn vị oxytocin. Đây là cách làm giảm tình trạng băng huyết sau sinh cho mẹ bầu.
Bước 3: Tiến hành kẹp và cắt dây rốn
Kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1 đến 3 phút sau sổ thai). Phương pháp này áp dụng cho tất cả các trường hợp sinh thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ.
Bước 4: Kéo dây rốn có kiểm soát
Trong khi trẻ vẫn nằm sấp trên ngực mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành kéo dây rốn và cắt dây rốn cho bé.
Bước 5: Tiến hành xoa đáy tử cung trong 2 giờ đầu sau đẻ
Đây là bước được thực hiện trong giờ đầu sau khi mẹ sinh bé ra đời. Việc xoa đáy tử cung để đảm bảo cho tử cung co chặt và theo dõi chảy máu.
Bước 6: Tư vấn mẹ cho trẻ bú sớm
Trong giờ đầu sau sinh, hầu hết mẹ bầu được khuyên cho bé bú ngay và bú hoàn toàn. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và có khả năng miễn dịch, giúp cơ thể của trẻ khỏe mạnh hơn những trẻ không bú mẹ thường xuyên.
Những điều cơ bản của việc chăm sóc sau khi sinh
Về chế độ dinh dưỡng sau sinh
Hầu hết, sau sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bầu mất nhiều sức và máu. Vì vậy, mẹ cần được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng. Ăn những thực phẩm, thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn sau khi sinh, mẹ không nên ăn kiêng ngay. Ngoài ra, việc kiêng cữ một số món ăn cũng không cần dè dặt quá đâu nhé. Mẹ nên ăn những thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.
Về chế độ sinh hoạt
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi trong giai đoạn sau sinh. Việc nghỉ ngơi ở giai đoạn này là cực kỳ cần thiết cho mẹ bầu. Để sức khỏe nhanh hồi phục, nghỉ ngơi cũng là cách chăm sóc sau khi sinh mẹ cần biết. Sau khi sinh con, mẹ cần nghỉ ngơi và ngủ tối thiểu 8 tiếng/ ngày. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi nhanh hơn và sẽ hạn chế bị mắc các bệnh sau này.
Về chăm sóc bầu sữa sau khi sinh
Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi sinh thường, mẹ đã bắt đầu có sữa trưởng thành. Đây là sữa tốt nhất và không bị các vấn đề khi cho trẻ bú như: tắt sữa, ra ít sữa,.. Trong những lần đầu cho bé bú, sẽ có hiện tượng sữa ra không đều nên dễ bị nhầm lẫn là bị tắt tia sữa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết sau vài lần bé bú mẹ. Cho nên, khi thấy sữa ra không đều, mẹ vẫn nên cho bé bú để tánh tình trạng tắt tia sữa thật.
Chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ
Chăm sóc vết mổ
Sau khi sinh mổ, việc chăm sóc vết thương luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Mẹ nên để ý đến vết mổ sau khi sinh, chú ý nếu có dấu hiệu bất thường như: đau vết mổ, sưng,… Nếu gặp tình trạng bất thường về vết mổ, mẹ nên hỏi bác sĩ sản khoa để biết được tình trạng vết thương như thế nào.
Để vết mổ nhanh phục hồi, mẹ nên chăm sóc, vệ sinh vết mổ 2-3 lần/ ngày. Và sau khi vết thương lành, mẹ có thể dùng các loại thuốc để làm mờ sẹo hoặc sử dụng nghệ tươi.
Chế độ nghỉ ngơi sau sinh mổ
Chế độ nghỉ ngơi sau sinh mổ là điều nên được lưu ý. Nếu không nghỉ ngơi đủ giờ, mẹ bầu dễ bị một số bệnh về sau.
Mẹ nên nghỉ ngơi sau sinh mổ tối thiểu 8 giờ trong ngày. Vì đây là khoảng thời gian cơ thể mẹ cần để cơ thể dần dần hồi phục trong suốt 9 tháng mang thai. Mẹ nên nhờ gia đình, người thân hỗ trợ để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi sinh. Không nên ôm quá nhiều thứ vào mình vì làm vậy mẹ sẽ dễ bị chứng lo lắng sau sinh và trầm cảm sau sinh. Ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe của mẹ cũng như bé yêu.
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh thường
Chăm sóc vùng kín sau sinh thường
Khi chăm sóc mẹ sau sinh thường, vấn đề vệ sinh và chăm sóc vùng kín khá quan trọng trong giai đoạn này.
Sản dịch ra nhiều sau sinh là vấn đề luôn gặp phải sau sinh thường. Đây chính là máu sổ rau thường xảy ra ở những giờ đầu sau khi đẻ. Lượng máu tiết ra có thể nhiều đến 100 ml nên mẹ bầu cần chuẩn bị băng vệ sinh hoặc bỉm to. Sau vài ngày, mẹ nên dùng băng vệ sinh và thường xuyên rửa, thay để tránh bị nhiễm trùng âm đạo.
Để vùng kín có thể phục hồi nhanh sau sinh, mẹ có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo để tránh bị són tiểu. Đây là những cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường mà mẹ cần biết.
Vết mổ tầng sinh môn sau sinh thường cần được chăm sóc như thế nào?
Khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Không nên lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.
Chăm sóc da sau sinh cho mẹ bầu
Để có một làn da đẹp thì việc đầu tiên nó phải sạch. Vì vậy, dù bạn có bận rộn, thì cũng hãy cố gắng đừng quên chăm sóc da sau sinh bằng cách làm sạch da. Sau khi sinh, làn da của mẹ sẽ rất nhạy cảm, nên những sản phẩm sữa rửa mặt hay tẩy da chết có chiết xuất từ thiên nhiên là lựa chọn lý tưởng.
Chăm sóc da bụng sau sinh mổ
Sử dụng các loại sản phẩm kem mờ sẹo
Với các mẹ bầu sau khi sinh mổ sẽ có một vết khâu, để làm mờ vết sẹo từ vết mổ này, một số mẹ chọn những loài kem nhanh mờ sẹo hoặc các công thức từ thiên nhiên để giảm thâm sẹo trên da bụng.
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Để cải thiện tình trạng da bụng, mẹ bầu có thể sử dụng các loại sản phẩm đến từ thiên nhiên như: lòng trắng trứng gà, dầu dừa tự nhiên, rượu nghệ ngâm. Đây cũng là cách chăm sóc da sau sinh được nhiều mẹ bầu sử dụng.
Những sai lầm khi chăm sóc sau khi sinh
- Mẹ không nên tắm hoặc ngâm mình quá lâu. Không phải tắm nhiều hoặc ngâm mình nhiều sẽ tốt trong khoảng thời gian này đâu nhé.
- Mẹ không nên ăn kiêng ngay sau sinh để giảm cân. Vì lúc này cơ thể mẹ cần năng lượng để phục hồi.
- Mẹ không nên thấy cơ thể khỏe là làm việc nặng trong tháng đầu tiên ở cữ.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh nở; Chăm sóc sau sinh; Dinh dưỡng thai kỳ
Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?
5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh
Phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!