Có bao nhiêu loại THUỐC NHUẬN TRÀNG đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc loại nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài công dụng nhuận tràng, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc nhuận tràng tốt nhất ngay trong nội dung bên dưới đây.
Hiện nay, với lượng tiêu thụ thịt cũng như các thực phẩm chứa đạm nhiều, cộng với việc hạn chế lượng rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày; táo bón trở thành một căn bệnh khá phổ biến ở giới trẻ.
Hiểu được vấn đề đó, Medplus hôm nay xin được gửi đến các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ hay bị chứng táo bón, khó tiêu danh sách những loại thuốc nhuận tràng hiệu quả nhất.
Các loại thuốc nhuận tràng tốt được sử dụng nhiều nhất hiện nay
THUỐC NHUẬN TRÀNG nào tốt và hiệu quả hiện nay bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đang dạng của các loại thuốc này hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc nhuận tràng trị táo bón an toàn dưới đây.
1. Thuốc nhuận tràng đặc trị Sorbitol
Sorbitol là thuốc thuộc nhóm OTC, được chỉ định trong việc điều trị các triệu chứng của táo bón và khó tiêu.
Thành phần có trong gói bột Sorbitol
Mỗi hộp được đóng gói gồm 25 gói, mỗi gói bột 5g được chế xuất từ thành phần Sorbitol 5g.
Thuốc nhuận tràng Sorbitol dùng trong trường hợp nào?
Bột uống Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, được chỉ định sử dụng để điều trị các triệu chứng táo bón và khó tiêu.
Sử dụng Sorbitol như thế nào cho hiệu quả?
Đối với chứng khó tiêu:
- Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có dấu hiệu khó tiêu.
- Liều lượng cho người lớn: 1 – 3 gói/ngày.
Đối với chứng táo bón:
- Liều cho người lớn: uống 1 gói vào lúc đói, nên uống vào buổi sáng.
- Liều cho trẻ em: bằng 1/2 liều của người lớn.
Sorbitol có phải là gói thuốc trị táo bón khó tiêu an toàn?
Thuốc chống chỉ định đối với một vài trường hợp dưới đây:
- Các bệnh thực thể viêm ruột non, viêm loét đại- trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
- Bệnh nhân không dung nạp Fructose do di truyền (bệnh chuyển hoá hiếm gặp).
Một số tác dụng phụ thường gặp:
- Bị ỉa chảy, đau bụng
- Đặc biệt xuất hiện tác dụng phụ đối với bệnh nhân có đại tràng kích thích trướng bụng.
2. Viên uống nhuận tràng Ovalax
Viên nén Ovalax thuộc nhóm OTC, là thuốc tiêu hóa giúp điều trị hiệu quả chứng bệnh táo bón.
Thành phần có trong viên uống nhuận tràng Ovalax
Thành phần dược chất chứa trong mỗi viên nén bao gồm:
- Bisacodyl …………………………………………………. 5 mg
- Tá dược: Tinh bột, Lactose, Microcrystalline cellulose, Magnesi stearat, Talc, HPMC, Eudragit L100, Triethyl citrat, Titan dioxyd.
Công dụng của vỉ thuốc Ovalax có hiệu quả không?
Ovalax là thuốc viên được chỉ định để điều trị triệu chứng táo bón. Ngoài ra, thuốc còn có có công dụng hỗ trợ chuẩn bị chụp X-quang đại tràng và thải sạch ruột trước – sau khi phẫu thuật.
Cách sử dụng thuốc Ovalax để nhuận tràng
Đối với điều trị táo bón:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 1 – 2 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ em 4 – 10 tuổi: 1 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Nếu điều trị táo bón mạn tính hoặc kéo dài thì phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với chuẩn bị chụp X-quang hoặc phẫu thuật:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 2 viên/sáng + 2 viên/tối trước ngày làm phẫu thuật và đặt trực tràng 1 viên 10 mg vào buổi sáng hôm sau, trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật.
- Trẻ em 4 – 10 tuổi: 1 viên/tối trước ngày làm phẫu thuật và đặt trực tràng 1 viên 5 mg vào buổi sáng hôm sau, trước khi chụp chiếu hoặc phẫu thuật.
Liệu Ovalax có phải là liều thuốc an toàn?
Thuốc chống chỉ định cho những bệnh nhân:
- Tắc ruột, bị đau bụng cấp tính (bao gồm cả viêm ruột thừa và viêm ruột cấp tính).
- Trong tình trạng mất nước nặng.
- Quá mẫn cảm với Bisacodyl hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Người cao tuổi và bệnh nhân suy thận nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Một số tác dụng phụ kèm theo:
- Thường thấy: đau bụng, co thắt bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
- Ít gặp: nôn, đầy bụng, khó chịu ở hậu môn, trực tràng, xuất hiện máu lẫn trong phân, chóng mặt.
- Hiếm gặp: mất nước, ngất xỉu, phản ứng phản vệ, phù mạch, quá mẫn.
Lưu ý: Dùng thuốc quá dài ngày hoặc quá liều có thể dẫn đến nguy cơ mất cân bằng nước, điện giải và hạ kali trong máu.
3. Gói thuốc đông y PQA Nhuận Tràng
PQA Nhuận Tràng là một sản phẩm của đông y Việt Nam, được sử dụng để điều trị các bệnh táo bón, táo bón lâu ngày. Thuốc nằm trong nhóm OTC.
PQA Nhuận Tràng chứa những thành phần nào?
Mỗi một gói PQA đều chứa các thành phần từ thiên nhiên, cụ thể:
- Cao Huyền sâm ………………………………….…….. 420mg
- Cao Mạch môn ………………………………..……….. 420mg
- Cao sinh địa …………….………………………..………. 420mg
- Cao thảo quyết minh ……………….……………… 420mg
- Cao hoài sơn ……………………………….….…………. 210mg
- Cao sơn thù …………………………………….…………. 210mg
- Cao bạch linh ……………………………….……….…… 170mg
- Cao mẫu đơn bì …………………………….…………… 160mg
- Cao Trạch tả ………………………………….……………. 160mg
- Phụ liệu: Lactose vừa đủ 1 gói.
Công dụng của PQA Nhuận Tràng có hiệu quả ra sao?
Với cơ chế tư âm, dưỡng huyết, sinh tân, nhuận tràng, phá kết, thông tiện, thuốc gói PQA Nhuận Tràng được sử dụng cho việc điều trị các chứng táo bón và táo bón lâu ngày, ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, thuốc còn phát huy hiệu quả đối với người có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Liều dùng phù hợp cho PQA Nhuận Tràng
Liều lượng thuốc được sử dụng khác nhau ở các độ tuổi khác nhau, cụ thể như sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Trẻ em từ 2 – 5 tuổi: uống 1/2 gói mỗi lần.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 gói mỗi lần.
- Trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 – 2 gói mỗi lần.
- Người lớn: uống 2 – 3 gói mỗi lần.
Mỗi đợt điều trị kéo dài liên tục 3 tháng. Nếu chưa đủ 3 tháng mà đã hết táo bón thì vẫn nên uống tiếp để việc điều trị được dứt điểm.
Đặc biệt không chứa Saccarose nên sản phẩm có thể dùng cho người bị tiểu đường.
Thuốc đông y PQA Nhuận Tràng liệu có phải là an toàn tuyệt đối?
Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp:
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
4. Viên nén hỗ trợ nhuận tràng BisacodylDHG
BisacodylDHG thuộc nhóm OTC, là thuốc nhuận tràng tại chỗ hỗ trợ điều trị chứng bệnh táo bón.
Thành phần của thuốc BisacodylDHG
Mỗi viên uống Bisacodyl chứa:
- Bisacodyl …………………………………. 5 mg
- Tá dược: Lactose, avicel, tinh bột mì, magnesi stearat, talc, PVP K30, eudragit L 100, PEG 6000, titan dioxyd, màu oxyd sắt đen, màu tartrazin lake, màu cam E110.
Tác dụng của BisacodylDHG như thế nào?
Nhờ các tác dụng của dược chất Bisacodyl, thuốc nhuận tràng nói trên giúp điều trị chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để thải sạch ruột trước và sau phẫu thuật; cũng như là chuẩn bị X-quang đại tràng.
Sử dụng BisacodylDHG như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn?
Đối với việc điều trị táo bón:
- Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: uống 1 viên/buổi tối.
- Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: uống 1 – 2 viên/buổi tối. Có thể tăng liều (3 – 4 viên) nếu cần.
Đối với việc hỗ trợ chuẩn bị chụp X-quang đại tràng:
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: uống 1 viên/mỗi tối x 2 đêm liền trước khi chụp chiếu.
- Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: uống 2 viên/mỗi tối x 2 đêm liền trước khi chụp chiếu.
Thuốc không thể chia nhỏ nên không sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi.
BisacodylDHG có phải là liều thuốc nhuận tràng an toàn?
Thuốc chống chỉ định với một vài trường hợp:
- Phẫu thuật ổ bụng
- Tắc ruột
- Viêm ruột thừa
- Chảy máu trực tràng
- Viêm dạ dày, viêm ruột
Thuốc phải được uống nguyên viên; không được bẻ, nhai.
Đối với bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng acid hay sữa thì phải uống cách 1 giờ đồng hồ.
Không dùng sản phẩm thuốc nhuận tràng BisacodylDHG quá một tuần (trừ khi có sự chỉ định của thầy thuốc).
Kết luận
Danh sách 4+ loại THUỐC NHUẬN TRÀNG phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, tác dụng điều trị có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một loại thuốc nhuận tràng phù hợp khi gặp vấn đề về tiêu hóa từ bài viết trên.
Xem thêm
Các loại thuốc nhuận tràng khác: