Trẻ bị gan nhiễm mỡ có sao không?
Trẻ bị gan nhiễm mỡ do chất béo tích tụ trong gan và dẫn đến tình trạng viêm. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu bia. Ở trẻ nhỏ, đây gọi là hội chứng NASH (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Bệnh thường phổ biến hơn ở những trẻ bị thừa cân. Gan nhiễm mỡ cơ bản không nguy hiểm và cũng không lây từ người sang người hoặc qua các thế hệ. Tuy nhiên, việc kéo dài không chữa trị c1o thể dẫn đến xơ gan và làm giảm chức năng gan.
Nguyên nhân trẻ bị gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) xảy ra khi các chất béo tích tụ trong các mô gan. Do sự đa dạng và phổ biến của bệnh mà hiện nay nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ và NASH vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường NASH xảy ra ở một số người như:
- Trẻ bị thừa cân
- Trẻ mắc bệnh tiểu đường
- Trẻ có nồng độ cholesterol trong máu cao
Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
Trẻ bị gan nhiễm mỡ cấp độ 1
Gan nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy giai đoạn này thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1, trẻ cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với điều trị của bác sĩ.
Trẻ bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Đây là giai đoạn lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng của gan. Lúc này các mỡ đã lan rộng ra như mô gan, cơ hoành và giảm các đường bờ của các tĩnh mạch trong gan. Đối với gan bị nhiễm mỡ độ 2, các triệu chứng vẫn chưa xuất hiện rõ. Gan nhiễm mỡ độ 2 vẫn chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành gan nhiễm mỡ độ 3. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị hoàn toàn gan nhiễm mỡ độ 2.
Trẻ bị gan nhiễm mỡ cấp độ 3
Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất trong bệnh. Khi đã tiến triển đến giai đoạn này, bệnh rất khó điều trị và phục hồi. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Gan nhiễm mỡ độ 3 có thể dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan. Các biến chứng này thường không thể chữa trị được.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ trẻ bị gan nhiễm mỡ
- Béo phì
- Suy giáp
- Suy tuyến yên
- Phẫu thuật dạ dày
- Ngừng thở khi ngủ
- Hội chứng chuyển hóa
- Nồng độ cholesterol cao
- Bệnh đái tháo đường týp 2
- Lượng triglyceride trong máu cao
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Điều trị trẻ bị gan nhiễm mỡ
Nếu mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.
Thói quen sống tốt cho trẻ bị gan nhiễm mỡ
Bạn có thể giúp trẻ kiểm soát tình trạng bệnh nếu lưu ý vài điều sau:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
- Tập thể dục thường xuyên hơn.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan, chẳng hạn như acetaminophen và một số được sử dụng cho bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
- Giảm cân nếu trẻ bị béo phì.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị gan nhiễm mỡ
Trẻ bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất khó chịu và thường do chế độ ăn uống gây ra. Vì vậy, để mau phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ.
- Rau củ quả. Một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau cần, cải xanh, cải cúc…
- Dầu thực vật. Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol.
- Cá. Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.
- Hoa atiso. Hoa atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.
Trẻ bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
- Mỡ động vật. Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive…
- Cholesterol. Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng…
- Thịt. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
- Gia vị cay nóng. Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng… Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.
- Rượu, bia và chất kích thích. Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.
Lời kết
Trẻ bị gan nhiễm mỡ trong giai đoạn đầu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 sẽ gây xơ gan. Đây là biến chứng vô cùng khó chữa. Vì vậy, bố mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho trẻ bằng một lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị mụn cóc tự chữa tại nhà được không? Bố mẹ cần quan tâm điều gì?
- Trẻ bị bướu cổ do đâu? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
- Trẻ đi tiểu ra máu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo