Trẻ bị huyết áp thấp có sao không?
Trẻ bị huyết áp thấp thường nguy hiểm hơn người lớn do được phát hiện muộn. Các triệu chứng huyết áp thấp thấp thường không rõ ràng, gây khó khăn cho chẩn đoán. Hơn hết, phụ huynh vẫn quan niệm rằng đây là bệnh của người lớn nên thường lơ là không đề phòng. Bệnh để càng lâu sẽ càng nguy hiểm. Các biến chứng tim mạch có thể xảy ra và đe dọa tính mạng trẻ. Vậy là thế nào để xác định bé có bị huyết áp thấp hay không? Những biểu hiện nào là rõ rệt nhất? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị huyết áp thấp
- Không đủ thể tích máu trong lòng mạch. Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể bị mất máu hoặc mất nước. Bạn có thể bị mất nước nếu: Đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy cấp hoặc uống quá ít nước.
- Tim co bóp yếu.
- Phản ứng ngược của một số thuốc như: Thuốc gây mê, gây tê, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp…
- Các vấn đề về nội tiết như tuyến giáp không hoạt động (nhược giáp), tiểu đường hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
- Các cơn ngất, choáng gây ra.
- Trẻ bị thần kinh, đái tháo đường hay mắc các bệnh về thần kinh ngoại biên.
Dấu hiệu trẻ bị huyết áp thấp
1. Cảm giác hoa mắt, chóng mặt
Triệu chứng huyết áp thấp này thường xuất hiện vào những lúc trẻ thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy mọi vật xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được.
2. Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa bị tê nhức.
3. Trẻ bị huyết áp thấp có thể bị ngất
Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất. Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơn ngất đột ngột sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu trẻ đang đi trên đường hoặc lên xuống cầu thang.
4. Giảm tập trung
Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng bởi huyết áp của bé. Vì khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não với như bình thường. Từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động ổn định. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở trẻ huyết áp thấp.
5. Mờ mắt
Trẻ bị huyết áp thấp nghiêm trọng sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu đang di chuyển trên đường.
6. Buồn nôn
Cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên nhấm nháp một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn.
7. Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông
Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bé bị thiếu oxy nghiêm trọng. Điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.
8. Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
Khi huyết áp thấp, chân tay bé thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong. Nguyên nhân là do cơ thể không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt.
9. Trẻ bị huyết áp thấp rất hay mệt mỏi
Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng. Trẻ thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối cơ thể lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.
Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Trong trường hợp này, ăn trái cây tươi sẽ giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể bạn, giúp giảm cảm giác mệt mỏi.
Chữa trị cho trẻ bị huyết áp thấp
Điều trị tại nhà, không dùng thuốc
Ngủ đủ giấc
Trẻ bị huyết áp thấp cần phải ngủ đẫy giấc, khoảng 9 – 11 tiếng/ngày. Đây cũng là điều mà những người thân trong gia đình có bé bị huyết áp thấp cần lưu ý. Ngoài ra, cần tránh kìm hãm giấc ngủ của trẻ.
Thức dậy đúng cách
Khi ngủ, máu sẽ tập trung vào khu vực dạ dày, xuất hiện tình trạng thiếu máu não tạm thời. Nếu trẻ bị huyết áp thấp dậy đột ngột có thể sẽ bị ngất đi. vì vậy, việc thức dậy đúng cách rất quan trọng. Muốn vậy, trẻ khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, tập một vài động tác đơn giản. Sau đó ngồi dậy từ từ, để chân tay trên giường, rồi từ từ cho chân ra khỏi giường và vẫn tiếp tục ngồi. Khi đứng dậy nên vịn vào ghế, cứ đứng như thế một lúc.
Tăng cường tập thể dục
Các môn thể dục rất có lợi cho trẻ bị huyết áp thấp như đi bộ, bơi, các trò chơi thể thao. Tuy nhiên không nên để trẻ chơi các môn thể thao vận động quá mạnh. Nhiều trường hợp bệnh lý đã biến mất sau thời gian luyện tập.
Chế độ dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày. Giảm khối lượng thức ăn mỗi bữa, chia thành chiều bữa ăn trong ngày.
Thức ăn nêm thêm ít muối có thể tăng huyết áp.
Nên ăn hơi mặn một chút để gây giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông trong lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.
Điều trị cho trẻ bị huyết áp thấp bằng thuốc
Nếu đã áp dụng những phương pháp trển mà bệnh không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tùy vào tình trạng của bé mà bác sĩ sẽ đơn đơn thuốc hợp. Thuốc có thể là thuốc Tây hoặc Đông y đều có tác dụng như nhau.
Bố mẹ đặc biệt chú ý không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Nếu uống phải thuốc của người lớn, liểu lượng quá cao có thể gây tác dụng ngược.
Lời kết
Trẻ bị huyết áp thấp cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ luôn cần để ý nếu trẻ xuất hiện 1 hoặc nhiều trong số những dấu hiệu kể trên. Việc phát hiện sớm và điệu trị đúng sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn đáng kể. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị tự kỷ là gì? – Những điều phụ huynh cần quan tâm
- Trẻ bị viêm não Nhật Bản là gì? – Căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm
- Trẻ bị polyp hậu môn có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo