Trẻ bị khô mũi có sao không?
Trẻ bị khô mũi xảy ra khi khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm. Hiện tượng này khiến trẻ bị khô đường mũi, khó chịu, chảy máu mũi và các triệu chứng khác. Bình thường khô mũi thường không nguy hiểm. Trẻ bị khô mũi có thể được dễ dàng điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà và theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu để lâu dài có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Khi đó, mũi của trẻ có nguy cơ nhiễm trùng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dấu hiệu trẻ bị khô mũi
Khô mũi có thể gây ra các triệu chứng không thoải mái ở đầu, mũi, miệng và cổ họng. Các dấu hiệu khô mũi phổ biến như:
- Đau họng
- Đau đầu
- Đau mũi hoặc có áp lực trên mũi
- Chảy máu mũi
- Khô miệng
Khi hốc xoang khô, nó sẽ không sản xuất đủ chất nhầy. Điều này có thể khiến cổ họng, mũi và miệng cũng bị khô.
Khi xoang mũi quá khô, các mô sẽ viêm và kích thích.
Tình trạng kích thích trong xoang cũng có thể dẫn đến đau đầu, đau nhức ở má và áp lực trong xoang.
Khi nào trẻ bị khô mũi cần đi khám?
Hầu hết các nguyên nhân gây khô mũi thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm, khô mũi có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm, như:
Hội chứng Sjogren
Rối loạn miễn dịch này ảnh hưởng đến các tuyến tiết ra dịch, chẳng hạn như tuyến lệ và tuyến nước bọt. Bệnh làm cho mắt và miệng khô. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến mũi và các bộ phận khác của cơ thể.
Viêm mũi teo
Tình trạng này làm cho niêm mạc mũi co lại và dày hơn, khiến đường mũi khô lại. Các biến chứng có thể bao gồm mất thính giác, chảy máu cam và nhiễm trùng.
Nếu mũi khô liên tục hoặc nghiêm trọng, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Trẻ cũng cần gặp bác sĩ ngay nếu có tình trạng khô mũi kết hợp đau, thường xuyên chảy máu cam hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nguyên nhân trẻ bị khô mũi
Dị ứng theo mùa
Dị ứng theo mùa như viêm mũi dị ứng có thể khiến xoang bị kích thích, mô mũi khô và viêm. Điều này làm chất nhầy dày hoặc dính hơn và khiến cho tình trạng khô mũi nghiêm trọng hơn. Viêm mũi dị ứng có thể được kích hoạt bởi:
- Phấn hoa
- Cỏ
- Cây
- Đất
Đôi khi, thuốc chống dị ứng không kê đơn hoặc theo toa cũng có thể khiến xoang bị khô.
Tùy thuộc vào nơi sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một lần mỗi năm. Các triệu chứng dị ứng theo mùa bao gồm:
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Đau họng
- Ngứa hoặc chảy nước mắt
- Hắt xì
- Ngứa họng, xoang hoặc ống tai
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
- Dịch trong tai
- Đau đầu
- Ho
- Thở khò khè
- Khó thở
Do dị ứng vật nuôi
Tương tự như dị ứng theo mùa, dị ứng với vật nuôi, chẳng hạn như lông mèo hoặc lông chó, có thể khiến xoang bị kích thích và khô mũi.
Trẻ bị khô mũi do hóa chất và chất kích thích từ môi trường
Nhiều hóa chất và sản phẩm tẩy rửa có thể kích ứng đường mũi và xoang, khiến bạn bị khô xoang, đau họng, khô mũi, chảy máu cam và các triệu chứng tương tự như dị ứng. Một số chất có thể kích thích mũi như:
- Các sản phẩm tẩy rửa trong nhà
- Khói thuốc lá
- Màu sơn nhà
- Nước hoa có mùi mạnh
Trẻ bị khô mũi do mắc hội chứng Sjogren
Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo ra đủ độ ẩm. Những người mắc hội chứng này thường bị khô mắt và khô miệng. Vì rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên nó cũng có thể khiến màng nhầy trở nên quá khô. Ở một số người, điều này có thể dẫn đến xoang khô.
Một số triệu chứng của hội chứng Sjogren bao gồm:
- Khô miệng
- Khô mắt
- Da khô
- Đau khớp
- Khô âm đạo
- Mệt mỏi
- Viêm da
- Viêm mãn tính
Không khí khô
Độ ẩm thấp trong nhà có thể khiến đường mũi và xoang bị khô và rát. Do đó, nếu độ ẩm trong nhà quá thấp, đặc biệt là vào mùa lạnh, bạn hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để bảo vệ đường mũi và đường thở nhé.
Các biến chứng khi trẻ bị khô mũi nặng
Do khô mũi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, nên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Viêm thanh quản
- Viêm họng
- Giấc ngủ kém chất lượng
- Chảy máu mũi tái phát
- Viêm xoang
- Nhiễm trùng
Các xoang khô không được điều trị có thể dẫn đến khó chịu kéo dài cũng như viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính. Khi các màng xoang bị kích thích sẽ gây nhiễm trùng. Do đó, điều quan trọng là bạn phải chữa các triệu chứng càng nhanh càng tốt với các biện pháp thích hợp.
Gặp bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng viêm xoang, bao gồm:
- Đau mặt
- Đau xoang
- Sốt
- Nước mũi dày có màu đục, xanh lá cây hoặc màu vàng
- Nghẹt mũi
- Mũi bị kích thích hoặc đau họng
- Ho
- Giọng khàn
Bác sĩ có thể kê một đợt kháng sinh để điều trị nhiễm trùng trong xoang. trẻ sẽ cần uống nhiều nước để giữ nước và giúp làm loãng chất nhầy. Với nhiều thời gian nghỉ ngơi và điều trị thích hợp, các triệu chứng sẽ giảm bớt sau 7-10 ngày.
Điều trị trẻ bị khô mũi
Đối với các tình trạng nhẹ, trẻ có thể chỉ cần được điều trị tại nhà để giảm bớt sự khó chịu, chẳng hạn như:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để không khí không quá khô trong nhà
- Ngưng dùng thuốc làm thông mũi hoặc kháng histamin. Nếu là thuốc kê toa, bạn hãy thông báo các triệu chứng xoang khô cho bác sĩ để họ điều chỉnh thích hợp
- Uống nhiều nước để cơ thể không bị khô
- Thường xuyên hít thở không khí trong lành, như tập thể dục ở công viên
- Sử dụng nước muối sinh lý
- Tắm bằng nước nóng
- Sử dụng tinh dầu khuếch tán như oải hương, bạc hà hoặc chanh
Đối với các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ:
- Điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc để tránh tác dụng phụ gây khô
- Điều trị các triệu chứng hội chứng Sjogren bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch
- Đề nghị thử nghiệm dị ứng để xác định chính xác các chất gây dị ứng kích hoạt các triệu chứng của bé.
Lời kết
Trẻ bị khô mũi thường không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Do đó, bạn hãy để ý các dấu hiệu sớm nếu trẻ bị khô mũi. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị và chăm sóc sẽ càng dễ dàng hơn. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị hội chứng 3X có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị sốt Chikungunya có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị viêm hạch bạch huyết có sao không? Những lưu ý dành cho bố mẹ
Nguồn: Tham khảo