Tỷ lệ trẻ bị nổi hạch khi tiêm phòng lao tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều bậc phụ huynh. Thông thường, ngay trong tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ nhỏ sẽ được tiêm phòng vắc-xin BCG để phòng ngừa bệnh Lao – một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Đây là một vaccine khá lành nhưng tỷ lệ phản ứng sau tiêm không phải là không có. Ngoài việc ốm sốt, thậm chí một số trẻ bị nổi hạch khi tiêm phòng lao. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ chích ngừa lao bị nổi hạch?
1. Những phản ứng sau tiêm phòng lao ở trẻ nhỏ
Như đã nói ở trên, vắc-xin phòng lao thường khá lành và ít khi có những phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ vẫn có thể gặp phải một số biểu hiện sau tiêm như:
- Trẻ chán ăn, quấy khóc nhiều hơn so với thường ngày.
- 24h sau khi tiêm vắc-xin có thể bị sưng, áp xe tại chỗ tiêm, có thể bị sốt nhẹ và nổi hạch. Những triệu chứng này thường sẽ hết sau 1-3 ngày mà không cần điều trị.
- Sau 2 tuần đến 2 tháng, có trường hợp có thể lâu hơn, ở vết tiêm bị đỏ, hóa mủ trứng, mụn mủ tự vỡ, tạo vết loét tại vùng tiêm, kéo dài khoảng 2 tuần. Sau khi tự lành, chỗ mủ tự vỡ trên sẽ tạo thành một vết sẹo nhỏ khoảng 3-5mm. Đây là quá trình cho thấy cơ thể trẻ đã miễn dịch với vi khi lao.
- Tiêm sai kỹ thuật tiêm trong da hoăc cơ thể trẻ phản ứng quá mạnh với vắc-xin phòng lao có thể tạo nên bọc mụn mủ, vết sẹo quá to tại vị trí tiêm hoặc nhiều trẻ tiêm phòng lao bị nổi hạch ở vị trí tiêm hoặc tiêm lao có hạch ở nách, tiêm phòng lao bị nổi hạch ở cổ bên trái cùng bên tiêm vắc – xin. Tỉ lệ gặp phản ứng này là 1/100 trẻ có thể mắc phải.
- Các phản ứng nặng hơn khi tiêm BCG thường rất ít, thường chỉ rơi vào 1/1.000.000 người bị viêm tủy hoặc nhiễm lao sau tiêm. Những trường hợp mắc phải thường là do bị nhiễm HIV hoặc bị bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch.
- Áp xe ở chỗ tiêm: Trường hợp này thường xảy ra do sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng.
2. Phân biệt tiêm lao bị nổi hạch với hạch của các bệnh khác
Khi hội tụ những điều kiện sau đây thì là hạch phản ứng do tiêm ngừa lao:
- Hạch ở cùng bên nách với phía chích vaccine, thường là bên trái.
- Hạch nổi trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 6 tháng kể từ ngày chích vắc – xin.
- Trẻ dưới 2 tuổi.
- Bề mặt hạch không sưng tấy, không đau.
- Không bị sốt, sụt ký hay có các triệu chứng toàn thân khác.
- Hạch thường gặp ở nách nhưng một số trường hợp có thể xuất ở cổ hoặc trên đòn.
- Không bị nổi hạch ở các vị trí xa như bẹn hay có các dấu hiệu khác.
- Hạch nhẵn, tròn, di động và không đau.
3. Trẻ bị nổi hạch khi tiêm phòng lao, bố mẹ nên làm gì?
- Nếu hạch không hóa mủ, bố mẹ chỉ cần theo dõi, hạch sẽ biến mất một cách tự nhiên trong khoảng thời gian 4-6 tháng. Nếu hạch xuất hiện trong thời gian dài, trên 6-9 tháng không hết và kích thước lớn hơn 3 cm thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám.
- Trong quá trình theo dõi nếu hạch hóa mủ thì xử trí như tình huống hóa mủ. Nếu xuất hiện các dấu hiệu toàn thân: sốt, sụt cân, hạch nổi vùng xa, gan lách to… cần đi khám ngay.
- Nếu hạch hóa mủ, đưa trẻ đến viện để được bác sĩ thăm khám và chích mủ nếu cần thiết.
4. Khi nào cần đưa trẻ đi tới bệnh viện
Sau khi trẻ tiêm vắc-xin xong, nếu bố mẹ thấy cho trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức:
- Trong vòng 24-48 giờ sau tiêm, nếu bố mẹ theo dõi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng như: quấy khóc nhiều không dứt, tím tái, khó thở, lơ mơ, bỏ bú, sốt cao, co giật và có thể bị hôn mê thì cần đưa trẻ lên viện ngay.
- Trẻ sốt cao kéo dài từ 1-2 ngày hoặc trẻ sốt cao từ 38.5 độ trở lên, uống thuốc hạ sốt không giảm cũng cần đưa đi viện.
- Nếu vết tiêm sưng mủ to > 1.5cm hoặc có hạch nách, hạch cổ, hạch dưới đòn bên trái sưng to hóa mủ, bố mẹ nên đưa trẻ đi viện để được tư vấn chi tiết về việc có cho trẻ chích hạch hay không.
Trẻ bị nổi hạch khi tiêm phòng lao sẽ không quá nghiêm trọng nếu bố mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ có thể tự tin hơn trong việc chăm trẻ sau tiêm phòng.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily