Trẻ bị nóng trong người là gì?
Trẻ bị nóng trong người là điều khiến nhiều bố mẹ phải trăn trở khi có con nhỏ. Đây là một trong số những bệnh mà biểu hiện của nó không rõ ràng. Những triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh ở trẻ nhỏ khác. Do đó, nếu bố mẹ tự chẩn đoán cho con thì gần như không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Điều đó khiến tình trạng nóng trong người kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Bé có thể bỏ ăn, quấy khóc, khó ngủ hoặc cáu gắt vô cớ. Những trẻ nhỏ hơn chưa thể diễn tả tình trạng của mình càng gây khó khăn cho bố mẹ. Vậy làm thế nào để biết trẻ có bị nóng trong người không? Mời các bạn khám phá qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong người
Nguyên nhân bên trong
Theo Đông y, trong cơ thể con người tồn tại 2 trạng thái đối nghịch nhau và cân bằng, đó là âm và dương. Khi cán cân âm – dương này mất cân bằng sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Dương thịnh, âm suy. Âm suy sinh nội nhiệt, tân dịch bị tiêu hao thì bên trong cơ thể nóng, hay còn gọi là nóng trong.
- Âm thịnh, dương suy. Có nghĩa là khí âm mạnh hơn khí dương thì sinh ngoại hàn, lúc này cơ thể sẽ lạnh.
Do đó, khi âm hư thì cơ thể phát nhiệt bên trong, người lúc nào cũng cảm thấy nóng.
Theo y học hiện đại, khi hoạt động của lục phủ ngũ tạng yếu, gan và thận, đại trạng yếu không thể đào thải được độc tố ra ngoài sẽ khiến chứng bị tích tụ và gây nóng trong.
Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên trong được gọi là căn nguyên gây nên tình trạng nóng trong ở trẻ nhỏ. Các yếu tố môi trường bên ngoài cũng góp phần khiến cho tình trạng nóng trong trở nên tồi tệ hơn.
- Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.
- Ăn phải thực phẩm bẩn, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm.
- Chế độ ăn uống chưa hợp lý, chưa cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng mà ăn nhiều đạm, lipid, tinh bột, đường, ít chất xơ.
- Không bổ sung đủ nước cho cơ thể .
- Ngoài ra, nếu bé vừa trải qua đợt điều trị kháng sinh lâu ngày thì cũng rất dễ bị nóng trong.
Dấu hiệu trẻ bị nóng trong người
Nổi mụn nhọt
Mụn nhọt xuất hiện do các độc tố tích tụ trong người. Tùy vào lượng độc tố nhiều hay ít mà trẻ nóng trong nổi mụn nhọt, nhiều hay ít, nặng hay nhẹ.
Mụn nhọt thường sưng đỏ, phình to và gây đau đớn cho trẻ. Nguy hiểm hơn, mụn nhọt rất dễ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng da nếu trẻ gãi hoặc cọ xát nhiều lần.
Táo bón
Nóng trong khiến cơ thể mất nước. Từ đó đại tràng thẩm thấu nước trong thức ăn và phân ngược trở lại để bù cho cơ thể. Vì vậy mà trẻ sẽ dễ bị táo bón.
Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.
Nước tiểu vàng
Nếu mẹ thấy nước tiểu của bé có màu vàng đậm hoặc màu đỏ thì đây là dấu hiệu cảnh báo lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể khá cao. Thận đang quá tải do hoạt động quá công suất để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.
Trẻ bị nóng trong người ngủ không ngon, hay quấy khóc
Nóng trong khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, thể trạng người gầy. Trẻ ăn uống không ngon miệng có thể bị suy dinh dưỡng nếu nóng trong kéo dài, chậm phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.
Hơi thở nóng, có mùi hôi
Hơi thở nóng do bên trong cơ thể sinh nhiệt lượng lớn. Miệng trở nên khô hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi hoạt động mạnh mẽ. Chính vì vậy, khi trẻ bị nóng trong sẽ thấy hơi thở của trẻ có mùi rất nồng.
Da khô
Cơ thể thiếu nước cũng có biểu hiện là da khô, dễ bong tróc. Làn da mềm mại của trẻ khô hơn bình thường, sờ vào có cảm giác nóng.
Đổ mồ hôi trộm
Thân nhiệt tăng cao khiến hệ bài tiết bài tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể, kể cả lúc bé ngủ và làm xuất hiện chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dễ bị nhiễm lạnh và hay tỉnh giấc do mồ hôi không được lau khô. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con.
Nổi rôm sảy, mẩn ngứa
Tình trạng đổ nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước, suy nhược chính là thời cơ để các vi khuẩn gây bệnh rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt xuất hiện. Nếu không cải thiện được tình trạng nóng trong thì những chứng bệnh này lâu khỏi.
Chăm sóc cho trẻ bị nóng trong người
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Với trẻ bị nóng trong, mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng riêng với những lưu ý sau đây.
- Lập thực đơn khoa học cho bé, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, những món ăn dễ tiêu như rau mồng tơi, rau khoai lang, rau ngót,…
- Cho bé uống các loại nước mát, nước ép hoa quả tưởi, nước sinh tố từ rau, củ, trái cây có tính mát như dưa hấu, lê, dứa, cam, chanh, bưởi, thanh long, dừa, dưa gang, dâu tây, táo, chanh leo…
- Đối với trẻ uống sữa bột nên cho bé sử dụng những loại sữa chứa chất xơ hòa tan, sữa được nhiều người tin dùng như sữa meiji Nhật Bản, sữa Morinaga Nhật Bản, sữa Nan Nestle, ….
- Không bổ sung các thực phẩm chứa đạm quá nhiều .
- Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh.
- Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, đồ ăn quá mặn, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Các loại thức ăn cay nóng không nên dùng cho trẻ em bị nóng trong như hạt tiêu, ớt cay, tỏi, gừng.
Các thảo dược tự nhiên tốt cho trẻ bị nóng trong người
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không độc, chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, saponin. Kim ngân có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt nên được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nóng trong người gây rôm, sảy, mụn nhọt, thủy đậu, sởi. Đặc biệt, nó còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp nhanh liền sẹo.
Lá khế
lá khế có vị hơi chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, tiêu viêm, lợi tiểu. Vì vậy lá khế thường được dùng để đun thành nước uống cho trẻ để trị nóng trong.
Ngoài ra, các bộ phận khác của cây khế như quả, hoa cũng có tác dụng giải khát, thanh nhiệt. Hoa khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, giảm nóng.
Bông Atiso
Bông atiso có tác dụng hiệu quả trong cải thiện sức khỏe và thường được dùng như vị thuốc bồi bổ gan. Hai chất chống oxy hóa đặc biệt là cynarin và silymarin có trong atiso giúp tăng cường chức năng bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Có nhiều cách sử dụng thảo dược Atiso khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chế biến thành món ăn như hầm giò heo, hay đơn giản hơn là bông atiso luộc chấm bơ… Mẹ có thể nấu cho bé ăn hàng ngày hoặc cách ngày.
Lời kết
Trẻ bị nóng trong người có thể nhanh khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Hãy để ý bé của bạn nếu xuất hiện những triệu chứng trên nhé. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị nổi mụn nước có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị viêm nang lông có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị tóc bạc sớm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị ngộ độc chì là gì? – Những điều bố mẹ không nên bỏ qua
Nguồn: Tham khảo