Trẻ bị viêm họng hạt có sao không?
Trẻ bị viêm họng hạt do lớp niêm mạc họng hoặc amidan bị nhiễm khuẩn gây sưng, viêm. Đây cũng có thể là hiện tượng viêm họng mãn tính, tái phát nhiều lần không khỏi làm cho các mô lympho ở cổ họng bị sưng lên thành những mụn, hạt nhỏ. Viêm họng hạt lâu ngày sẽ khiến các hạch bạch huyết trở yếu hơn. Điều này tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn khác tấn công vào cơ thể. Viêm họng hạt ban đầu có những biểu hiện gần giống với viêm họng thông thường. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến phụ huynh cách nhận biết, cũng như cách điều trị và phòng ngừa viêm họng hạt ở trẻ em.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt, cha mẹ cần phải nắm rõ để có phương pháp điều trị kịp thời. Trẻ bị viêm họng hạt thường do các nguyên nhân sau đây:
Trẻ bị viêm xoang, viêm mũi cũng dẫn đến bị viêm họng hạt. Do các chất nhầy từ các xoang chảy xuống thành họng khiến niêm mạc bị mất đi một lớp nhầy bao phủ nên không thể thực hiện được chức năng sản sinh ra kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập dẫn đến trẻ bị viêm họng hạt.
Trẻ bị viêm amidan có thể dẫn đến viêm họng hạt.
Do vi khuẩn, virus xâm nhập vào họng qua đường thở hoặc thức ăn làm viêm mặt niêm mạc.
Thời tiết thay đổi cũng khiến cơ thể của trẻ cũng không thích nghi kịp do sức đề kháng còn yếu.
Môi trường bị ô nhiễm, trẻ hít phải khói bụi, thuốc lá cũng gây viêm họng hạt. Ngoài ra, viêm họng hạt ở trẻ còn có thể do hội chứng trào ngược dạ dày, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, uống nước đá, đồ lạnh,….
Khi trẻ bị viêm họng hạt sẽ có những dấu hiệu giống với các bệnh đường hô hấp. Do đó, bố mẹ không được chủ quan.
Biểu hiện trẻ bị viêm họng hạt

- Trẻ sẽ ho nhiều đặc biệt là buổi sáng, cực kì đau rát, ngứa ở vùng cổ họng.
- Ăn uống gặp nhiều khó khăn, luôn cảm thấy đắng họng, khô cổ.
- Thức ăn khi đi qua cổ họng sẽ gây cảm giác đau nhói khiến trẻ chán ăn, lười ăn.
- Bên cạnh đó, ở một số trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu thì sẽ sốt, nghẹt mũi…
- Cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ họng như có vật gì đó ở cổ chặn lại.
- Đắng họng.
- Ho có đờm, đặc biệt vào buổi sáng.
- Trẻ quấy khóc thường xuyên.
- Biếng ăn.
- Sốt nhiều ngày.
- Thành họng đỏ, xuất hiện các hạt trắng bằng hạt đậu.
Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị viêm họng hạt
Viêm họng hạt mãn tính còn để lại nhiều hậu quả nặng nề hơn như:
- Viêm amidan mãn tính hoặc viêm áp xe ở thành cổ họng
- Liên quan đến các vấn đề về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa…
- Trong trường hợp nặng hơn sẽ gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng tim, viêm cầu thận…
Viêm họng hạt ở trẻ em gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Điều trị cho trẻ bị viêm họng hạt

Dùng thuốc tây
Khi trẻ bị viêm họng hạt do virus, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê như Penicillin, Amoxicillin, Alphamox, Ospamox…. Thông thường sẽ từ 5 – 7 ngày thì bệnh sẽ khỏi. Bố mẹ cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc tây cho trẻ cần phải theo chỉ dẫn bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua hoặc lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Các phương pháp dân gian
Một số phương dân gian được chứng minh có hiệu quả trong điều trị viêm họng hạt và không gây tác dụng phụ như:
Dùng nước muối
Nước muối có tính chất sát khuẩn tốt nên mẹ cần thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Muối sẽ làm giảm đau họng, chống nhiễm trùng nên giúp trẻ mau hết bị viêm họng. Mẹ cần pha tỉ lệ nước muối: 1 lít nước với 8g muối để bé ngậm mỗi sáng và tối.
Mật ong kết chanh
Mật ong giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, kháng viêm nên hỗ trợ tốt cho điều trị viêm họng hạt hiệu quả. Để gia tăng công dụng, bạn hãy kết hợp chanh với mật ong. Cắt vài lát chanh ngâm vào trong mật ong khoảng 20 phút rồi cho bé uống ngày 2 lần.
Dùng cam thảo
Lấy vài lát cam thảo cho vào nước ấm khoảng 15 phút rồi cho trẻ uống. Các hoạt chất có trong cam thảo sẽ làm ức chế mầm bệnh, chữa lành vết thương. Nhờ đó, họng sẽ giảm đau rát, thanh họng, tiêu đờm.
Là tía tô
Lá tía tô là một loại rau thơm ngon thường dùng nhiều trong món ăn. Khi trẻ bị viêm họng hạt, bạn hãy lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, nghiền lấy nước rồi cho một thìa mật ong hoặc đường phèn vào cho trẻ uống.
Lá húng chanh
Mẹ cần chuẩn bị 20g lá húng chanh và 10g đường phèn. Húng chanh rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho đường phèn vào cùng đựng trong bát sứ rồi đem đi chưng cất khoảng 10 phút. Cho trẻ uống ngày 2 lần, khi còn nóng để chữa viêm họng hạt.
Cách phòng ngừa trẻ bị viêm họng hạt
Viêm họng hạt có thể được phòng ngừa dễ dàng nếu có thói quen sinh hoạt phù hợp. Bố mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều bụi và khí độc, những nơi có khói thuốc lá
- Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra đường
- Giữ ấm cho cơ thể và đặc biệt là vùng cổ mỗi khi trời lạnh hoặc giai đoạn giao mùa
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên với nước muối khử trùng để ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Không cho bé ăn đồ quá lạnh hoặc đồ quá cay nóng, đồ chiên nướng
- Bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho bé
- Tập thói quen uống đủ từ 1-1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể ngăn ngừa sự trú ngụ của các vi khuẩn, virus.
Lời kết
Trẻ bị viêm họng hạt không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại là tiền đề cho các bệnh khác tấn công. Việc phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh là vô vùng cần thiết. Hãy theo dõi sát sao nếu trẻ xuất hiện những biểu hiện trên nhé. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị mất vị giác có sao không? – Những điều bố mẹ cần quan tâm
- Trẻ bị thiểu năng trí tuệ là gì? – Những lưu ý dành cho phụ huynh
- Trẻ bị hội chứng Down là gì? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo