Trẻ bị xuất huyết dạ dày có sao không?
Trẻ bị xuất huyết dạ dày thường là hệ quả của viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra. Niêm mạc dạ dày bị bị chảy máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định là do tổn thương tại dạ dày khiến vết loét lớn dần, làm giảm tĩnh mạch cửa. Đây là bệnh không thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Có những tình trạng nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu không điều trị kịp thời. Cùng xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về xuất huyết dạ dày ở trẻ em nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị xuất huyết dạ dày
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Trẻ từ 2 tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về dạ dày, trong đó có vết loét ở dạ dày – tá tràng. Những trẻ gặp phải tình trạng này thường do:
- Có nhóm máu O
- Liên tục hít phải khói thuốc lá
- Yếu tố gia đình
- Khí hậu
- Phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm
- Lạm dụng thuốc không steroid
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori
Viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị sớm sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và gây ra tình trạng xuất huyết.
Trẻ bị xuất huyết do polyp dạ dày
Polyp dạ dày là những khối u nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Hầu hết các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, một số khối u phát triển bất thường và có thể bị vỡ ra. Khi polyp vỡ ra, vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết.
Trẻ em thường gặp phải tình trạng xuất huyết ở đường ruột nhiều hơn ở dạ dày. Xuất huyết dạ dày thường gặp từ trẻ trên 2 tuổi. Hiếm có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.
Dấu hiệu trẻ bị xuất huyết dạ dày
Nếu tình trạng xuất huyết không nghiêm trọng, bạn sẽ khó nhận thấy những triệu chứng đặc trưng.
Các triệu chứng thông thường bao gồm:
- Khó thở
- Đau ngực
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Chán ăn
Khi bệnh trở nặng, các dấu hiệu sẽ chuyển thành:
- Trẻ nôn dịch màu đỏ hoặc nâu
- Phân có màu đen
Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày
Mục tiêu điều trị
Khi tiếp nhận trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mục tiêu điều trị trước khi chỉ định bất cứ phương pháp nào.
- Xác định có tình trạng xuất huyết
- Xác định tình trạng xuất huyết có đang diễn ra hay không
- Xác định vị trí xuất hiện
Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân cận huyết. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể di truyền từ bố mẹ sang trẻ.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ ước lượng máu mất để tiến hành truyền máu. Sau đó, sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị từ vấn đề nguyên phát.
Truyền dịch và máu
Bác sĩ sẽ truyền nước biển trước khi truyền máu. Việc này nhằm giúp trẻ phục hồi sức khỏe và thể trạng. Đồng thời giúp các cơ quan có lưu lượng máu tuần hoàn máu ổn định.
Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày bằng thuốc
Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc có khả năng cầm máu để giảm lưu lượng máu chảy ra, đồng thời ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Hàm lượng axit giảm sẽ giúp trẻ giảm đau và khó chịu tại vị trí bị loét/chảy máu.
- Thuốc chẹn H2. Đây là nhóm thuốc đối kháng với histamine tại các thụ thể H2, giúp làm giảm bài tiết axit dạ dày. Các loại thuốc chẹn H2 thường được sử dụng như Ranitidine, Famotidine, Nizatidine.
- Thuốc ức chế bơm proton. Đây là nhóm thuốc ức chế sản xuất axit trong môi trường dạ dày. Thuốc được đánh giá lành tính nên có thể sử dụng ngắn hạn cho trẻ nhỏ bị xuất huyết dạ dày.
- Thuốc Octreotide. Dùng cho trẻ bị chảy máu do giãn tĩnh mạch. thuốc có khả năng co mạch nhằm giảm lưu lượng máu chảy ra.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Xuất huyết nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Cơ thể không có dấu hiệu phục hồi khi được truyền dịch và truyền máu.
- Điều trị nội khoa không đáp ứng được kỳ vọng, tình trạng xuất huyết tái phát thường xuyên.
- Chảy máu kéo dài, hàm lượng máu mất chiếm khoảng 50% máu của bệnh nhân.
- Đã có tiền sử xuất huyết dạ dày
Phòng ngừa bệnh tái phát
Trẻ bị xuất huyết dạ dày sau điều trị vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp như:
- Sử dụng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng liều cao cho trẻ. Nói với bác sĩ tiền sử xuất huyết dạ dày để được cân nhắc loại thuốc phù hợp.
- Theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ, nhằm hạn chế tình trạng trẻ dùng quá liều lượng khuyến cáo.
- Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ uống có gas, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ,…
- Chế biến món ăn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Không cho trẻ ăn thức ăn vỉa hè, thực phẩm sống.
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn
- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng với người lớn. Hạn chế để người lớn hôn môi, hôn má trẻ.
Lời kết
Trẻ bị xuất huyết dạ dày dù không phổ biến nhưng cũng không nên chủ quan. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đi khám càng tốt. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị rối loạn cảm xúc là gì? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị rối loạn tiền đình là gì? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị HIV có chữa được không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo