Trẻ nhỏ bị chuột rút có sao không?
Các bé bị chuột rút thường cảm thấy đau nhiều hơn người trưởng thành. Chuột rút thường xuất hiện đột ngột, không báo trước và gây đau thắt ở các cơ bắp. Các cơn chuột rút kéo dài trong vòng vài giây cho đến vài phút. Và sau khi nó qua đi thì có thể khiến bé bị đau cơ trong nhiều tiếng đồng hồ. Hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng để tránh bé bị khó chịu kéo dài, bố mẹ nên tham khảo những thông tin sau. Vậy trẻ nhỏ bị chuột rút phải làm sao?
Trẻ nhỏ bị chuột rút là tình trạng khá phổ biến ở bé. Mẹ có thể giúp bé tránh bị chuột rút bằng cách cho bé uống nhiều nước trong và sau khi bé chơi và vận động. Đồng thời nhắc nhở bé không nên vận động quá mức khi trời đang nắng nóng, và bé.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị chuột rút
- Hoạt động mạnh như chạy nhảy, chơi thể thao,… nhưng không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu vận động nhiều ngoài trời, bé cần bổ sung nước mỗi 15 phút.
- Cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, gây mất muối natri clorua dẫn đến rút cơ.
- Cơ bắp phải hoạt động nhiều, gây ứ đọng axit lactic trong cơ.
- Không đủ máu lưu thông đến các cơ do ngồi lâu một tư thế
- Biểu hiện của việc các dây thần kinh bị chèn ép hoặc sự thiếu hụt một số khoáng chất.
- Triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Nếu bé bị chuột rút thường xuyên và kéo dài mà không phải do vận động mạnh thì rất có thể là triệu chứng bệnh. Cần gặp bác sĩ để có được chuẩn đoán tốt nhất.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị chuột rút
Một vài biểu hiện thường gặp khi trẻ bị chuột rút
Cơn đau nhói ở cơ.
Co thắt, co cứng cơ đột ngột, có thể giống như một sự co giật cơ đột ngột.
Sự kéo căng các cơ, thường là ở chân.
Một khối cơ cứng nhô lên có thể nhìn thấy được bên dưới lớp da.
Vọp bẻ xảy ra ở bắp chân hoặc ngón chân của bé trong khi đang ngủ.
Cách khắc phục cho trẻ nhỏ bị chuột rút
Đầu tiên mẹ hãy lập tức yêu cầu bé thả lỏng cơ thể và dừng vận động ngay. Việc thả lỏng cơ thể sẽ giúp các bắp cơ được thư giãn. Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa bóp phần cơ đang bị rút. Nếu phần cơ bị rút nằm ở chân thì mẹ nên kéo thẳng chân bé, một tay nâng cao gót chân, đồng thời tay còn lại ấn đầu gối xuống. Còn nếu con bị rút cơ ở xương sườn, mẹ hãy hướng dẫn co hít thở sâu để thư giãn cơ hoành. Sau đó mẹ giúp con xoa bóp nhẹ các bắp cơ xung quanh lồng ngực.
Sau khi cơn rút cơ qua đi, mẹ nên bổ sung nước cho con bằng nước trà nóng, nước oresol, nước cam hoặc nước chanh… Bên cạnh đó việc cho bé tắm nước nóng cũng sẽ giúp thư giãn các cơ bắp.
Cách chăm sóc cho trẻ nhỏ bị chuột rút
Bố mẹ hãy ghi nhớ những điều như sau:
- Đảm bảo bé luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể khi vận động. Cứ sau mỗi 15 phút thì bổ sung nước một lần.
- Không nên để bé vận động thái quá, khiến cơ thể mệt mỏi và các cơ thì hoạt động “quá tải”. Bé cũng cần hạn chế vận động ngoài trời khi thời tiết tiêu cực như quá nóng hoặc quá lạnh.
- Mỗi tối trước khi đi ngủ bé cũng nên giãn cơ lần nữa. Đơn giản nhất là mẹ hãy cho bé ngồi trên sàn, dùng tay kéo dãn chân vài lần.
- Về chế độ dinh dưỡng, bé nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả có nhiều khoáng chất tốt cho cơ. Điển hình là chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê.
Trẻ nhỏ bị chuột rút cần gặp bác sĩ nếu:
Thông thường bé bị chuột rút không cần đi bác sĩ khám đâu vì đây là tình trạng khá phổ biến ở tất cả mọi người mà. Nhưng mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ khi:
- Nếu cơn vọp bẻ không tự hết sau vài phút.
- Nếu cơn vọp bẻ tái đi tái lại mà không có 1 nguyên nhân cụ thể nào như là vận động quá mức hoặc bị chấn thương.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chuột rút phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chuột rút có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp