Trẻ nhỏ bị điện giật có sao không?
Trẻ nhỏ bị điện giật là tai nạn hết sức nguy hiểm. Khi cơ thể trẻ vì một lí do nào đó phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Theo các chuyên gia, tình huống này có thể gây ra tỉ lệ tử vong cao hoặc kèm theo các biến chứng nặng nề về sau. Do đó, việc phòng tránh điện giật xảy ra ở trẻ nhỏ là hết sức cần thiết đối với các bậc cha mẹ.
Khi phát hiện trẻ bị điện giật, cha mẹ cần ngắt nguồn điện tổng ngay lập tức hoặc tách trẻ khỏi nguồn điện bằng các vật cách điện với khoảng cách an toàn.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị điện giật
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình huống bị điện giật ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng: Việc này gây ra sự rò rỉ điện thông qua các mặt tiếp xúc (sàn nhà,..) hoặc sự cầm nắm của trẻ.
- Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu: Các đoạn dây điện hay thiết bị điện này trở nên không an toàn khi tiếp xúc vì có thể gây rò rỉ điện không mong muốn.
- Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện: Trường hợp này, dòng điện được truyền dẫn rất nhanh và mạnh.
- Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai
- Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện
- Sét đánh: Sét được cho là nguồn điện khổng lồ, có thể gây tử vong hoặc bỏng nặng nếu vô tình bị tiếp xúc.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị điện giật
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình khi trẻ bị điện giật, bao gồm:
- Nằm bất tỉnh
- Cảm thấy khó thở, nặng hơn có thể ngừng thở
- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
- Bỏng xuất hiện ở vị trí tiếp xúc với điện và truyền điện
- Khởi phát ngưng tim đột ngột
- Không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị.
Biến chứng nguy hiểm
Khi bị điện giật, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần cũng như tình trạng sức khỏe của bé. Cụ thể là:
- Tim: rối loạn nhịp tim, ngừng tim đột ngột, rung thất,
- Tổn thương hệ thống thần kinh, bao gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
- Bỏng nhiều cấp độ: bỏng nhiệt bề mặt (superficial), bỏng nhiệt một phần (partial-thickness), và bỏng nhiệt toàn bộ (full-thickness)
- Xương: Dòng điện có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất của xương và hoại tử xương. Ngoài ra trẻ có thể bị ngã gãy xương; hoặc tổn thương do nổ xương, hay do co cứng cơ.
- Tổn thương cơ quan bên trong như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng (sepsis).
- Tử vong được xem là biến chứng nặng nề nhất.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị điện giật
Khi phát hiện trẻ bị điện giật, cha mẹ cần xử lí đúng cách:
- Ngắt nguồn điện ngay lập tức (tắt cầu dao tổng, vv)
- Hoặc tách trẻ khỏi nguồn điện bằng các vật cách điện với khoảng cách an toàn
- Hạn chế di chuyển trẻ quá mạnh để hạn chế những tổn thương
- Giúp trẻ hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức an toàn để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng bỏng da.
- Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị điện giật
- Không cho trẻ chạm trực tiếp vào các vị trí có nguồn điện như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy
- Sử dụng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện và có tiết diện đủ lớn để đảm bảo an toàn điện.
- Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém
- Không để trẻ chơi đùa gần những khu vực có nguồn điện cao, đang sửa chữa.
- Thường xuyên kiểm tra, thay thế, sửa chữa các thiết bị điện trong gia đình để đảm bảo chúng hoạt động ở tình trạng an toàn, không bị rò rỉ.
- Hạn chế tình trạng nước đọng vũng trong nhà nhằm làm giảm nguy cơ chập điện.
- Dạy bé những điều cơ bản về điện và tiếp xúc, sử dụng điện an toàn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị điện giật phải làm sao? Trẻ nhỏ bị điện giật có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp