Trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn có sao không?
Da bé bản chất rất mỏng manh và nhạy cảm, trẻ sơ sinh hầu như mặc tã cả ngày, vùng da hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu gây kích ứng da, từ đó sinh ra hiện tượng hăm đỏ hậu môn. Trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn có nguy cơ viêm hoặc nhiễm trùng dẫn đến hình thành ổ áp xe và hoại tử.

Khi xuất hiện triệu chứng nổi đỏ quanh hậu môn của trẻ, phụ huynh cần xem xét lại bỉm tả cũng như phấn rôm, kem bôi cho trẻ. Đồng thời, theo dõi tình nổi đỏ và hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn
- Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ
- Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác
- Đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm cũng đau
- Trẻ bị sốt 39 – 40 độ, khóc nhiều, lười ăn và hay nôn mửa
- Trẻ đi són phân 8 – 15 lần trong ngày
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn
- Quên thay tã cho trẻ trong nhiều giờ
- Quấn tã quá chặt cho trẻ
- Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tư vấn bác sĩ (điều này làm tăng nguy cơ dị ứng)
- Do vùng hăm của trẻ luôn bị ẩm ướt
- Do thực phẩm ăn của trẻ.
- Do da trẻ bị kích ứng với các chất liệu của tã lót, tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm
- Do lạm dụng phấn rôm
Cách điều trị đỏ hậu môn cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Đồng thời, cha mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc cho trẻ như là:
- Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã
- Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu
- Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới
- Khi rửa mông cho trẻ cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm
- Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt
- Thoa kem chống hăm sau mỗi lần thay tã
Dinh dưỡng cho trẻ bị đỏ hậu môn
- Cho trẻ uống đủ 2 lít nước/ ngày
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian điều trị
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ để tránh kích thích cơ quan tiêu hóa
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng và đồ uống chứa caffeine.
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé hàng ngày. Tránh sử dụng giấy ướt có mùi nồng lau hậu môn cho bé. Nên sử dụng khăn mềm, sạch.
- Tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để bù đắp chất dinh dưỡng bị hao hụt
- Bổ sung cho trẻ hoặc cho mẹ đang cho con bú nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn hàng ngày
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị đỏ hậu môn có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp