Trẻ nhỏ bị gãy xương đòn có sao không?
Trẻ nhỏ bị gãy xương đòn, hay còn gọi là xương quai xanh là tai nạn thường gặp, chiếm tỉ lệ hơn 30% tổng số chấn thương vùng vai. Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương này, tuy nhiên, chủ yếu là do té ngã. Ngoài ra, tai nạn ở vùng này có thể là gãy đơn thuần hoặc gây ra tổn thương khác như: tổn thương màng phổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ bị gãy xương đòn được cho là không quá nguy hiểm, có thể dễ dàng lành lại một cách nhanh chóng.
Nếu nhận thấy trẻ bị sưng đau ở vùng vai, không thể giơ tay lên cao,v.v.. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị gãy xương đòn
Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn gãy xương đòn ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
- Té ngã: Xương trẻ còn non yếu, nên khi bị té ngã, va chạm mạnh sẽ dễ bị gãy.
- Tai nạn giao thông: Các phương tiện khi va chạm sẽ tạo ra lực rất mạnh, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
- Chấn thương trong thể thao: Khi hoạt động thể thao, trẻ có thể vô tình gặp các tình huống xô đẩy, ngã chống tay, hay va chạm vào vật cứng làm xương bị gãy.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị gãy xương đòn
Các triệu chứng thường gặp khi trẻ nhỏ bị gãy xương đòn:
- Sưng đau: do chấn thương gây ra
- Mất cơ năng khớp vai, ví dụ: trẻ không thể giơ tay lên cao được
- Xương đòn bị biến dạng bậc thang, gồ lên bề mặt da
- Ấn vào có cảm giác đau, tạo ra tiếng lạo xạo
- Chiều dài của bên gãy sẽ ngắn hơn bên bình thường.
- Vai xệ do chức năng giữ cánh tay của vai bị suy giảm.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị gãy xương đòn
Đa số các trường hợp bị gãy xương đòn sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do xương nằm ở vị trí phía trên lồng ngực – nơi máu lưu thông nhiều, tạo điều kiện giúp xương nhanh lành. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cụ thể hơn, các mảnh xương bị vỡ có thể đâm vào các mạch máu hoặc dây thần kinh, sẽ gây ra hiện tượng chảy máu, liệt tay. Ngoài ra, nếu chúng đâm vào đỉnh phổi, sẽ dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ do hiện tượng tràn dịch màng phổi.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị gãy xương đòn
Dưới đây là các phương pháp được gợi ý nhằm chăm sóc trẻ bị gãy xương đòn tốt hơn:
- Cung cấp một chế độ ăn lành mạnh, giàu canxi giúp xương phục hồi nhanh chóng
- Chú ý hạn chế hoặc không để trẻ tự đi vào nơi ẩm ướt, trơn trượt nhằm hạn chế nguy cơ té ngã
- Không tự ý tháo đai số 8 nếu chưa thông qua bác sĩ
- Giúp bé vệ sinh da hàng ngày, tuy nhiên không làm ướt bột
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo sát được tình trạng của bé
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ: tím tái các chi, vết thương có mùi hôi.
- Cho trẻ tập luyện các bài phục hồi chức năng theo yêu cầu của bác sĩ, nhằm đảm bảo sức cơ của bé.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị gãy xương đòn
Một số biện pháp dưới đây nhằm hạn chế nguy cơ gây gãy xương đòn:
- Không để trẻ chơi đùa, đi đến các khu vực trơn trượt, ẩm ướt
- Cho trẻ mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao, tham gia giao thông
- Tạo ra không gian sống, chơi đùa rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
- Sử dụng các vật liệu chịu lực để lót sàn, lót tường nhằm giúp trẻ ít đau khi va chạm
- Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt
- Bổ sung canxi, vitamin trong bữa ăn hàng ngày của bé
- Hạn chế cho trẻ hoạt động thể thao quá sức, quá mạnh
- Dạy, dặn dò trẻ không được xô đẩy bạn khi chơi đùa.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị gãy xương đòn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị gãy xương đòn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo