Trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư có sao không?
Hội chứng thận hư (Nephrotic Syndrome) là bệnh lý do tổn thương ở cầu thận, được đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm. Trong đó, màng lọc cầu thận bị tổn thương làm một lượng lớn protein bị mất qua nước tiểu. Lượng protein bị mất này đủ để gây giảm protein máu. Trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư có thể bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt cao. Nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn, u nang thận, rối loạn hô hấp và nhiễm trùng màng bụng.
Khi xuất hiện các triệu chứng hội chứng thận hư như bé bị sưng phù, đau bụng nhiều, sốt, nôn, tiêu chảy,… Phụ huynh đưa trẻ đi khám ngay.
Triệu chứng khi trẻ bị hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư ở trẻ em thường gặp trong độ tuổi từ 1-4, phổ biến nhất là 3 tuổi. Trường hợp trẻ từ 5-16 tuổi mắc chứng bệnh này cũng không quá hiếm gặp. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Bé bị phù cơ thể: Hàm lượng albumin trong máu quá thấp khiến nước trong lòng mạch thoát ra mô kẽ, từ đó gây phù, sưng nề mắt, chân, bàn chân, mắt cá chân, bìu và bụng. Khi ấn vào vị trí phù thấy lõm, vết lõm không đàn hồi ngay mà mất một thời gian mới trở lại bình thường.
- Tiểu ra máu theo vết hoặc rất nhiều
- Đau bụng, tiêu chảy, sốt, nôn mửa
- Trẻ tăng cân nhanh chóng, tuy nhiên nhìn trẻ nặng nề, yếu ớt
- Thận bị ảnh hưởng khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư
Hiện nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng thận hư. Một số thông tin cho rằng có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường hoặc đột biến gen hiếm. Hội chứng này cũng không thể lây truyền từ người này qua người khác.
Cách điều trị hội chứng thận hư cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng bệnh, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ xét nghiệm cụ thể và có phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, gia đình nên tham khảo một số cách chăm sóc cho trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư như là:
- Cho trẻ ăn tiết chế muối tối đa để tránh làm gia tăng hiện tượng phù nề. Đồng thời hạn chế các thực phẩm năng lượng cao, nhiều dầu mỡ, đóng gói và chế biến sẵn.
- Hạn chế số lượng nước của trẻ bao gồm các thực phẩm như súp, canh, kem, trái cây, sữa chua
- Nên cho trẻ ăn các món thanh đạm, dễ nuốt, dễ tiêu, có năng lượng thấp như rau, hoa quả
- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh thủy đậu vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn
- Nên tiêm đầy đủ các vắc xin ngoại trừ vắc xin chống lao, sởi, thủy đậu trong thời gian điều trị bệnh
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư
- Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Đa dạng thực đơn cho trẻ để bổ sung đầy đủ năng lượng, các chất vitamin và khoáng chất
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thao để tăng sức đề kháng
- Chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ, tình trạng phù nề. Nên kiểm tra nước tiểu bằng que thử cho trẻ một tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần. Nếu que thử hiện protein 3+ trong 3 ngày liên tiếp có khả năng trẻ bị hội chứng thận hư.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hội chứng thận hư có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp