Trẻ nhỏ bị ít nói có sao không?
Có rất nhiều trẻ nhỏ tính cách bẩm sinh đã ít nói, ít hoạt bát hơn các bạn đồng trang lứa. Mặc dù trẻ nhỏ bị ít nói có nguy cơ tự kỷ, nhưng để chẩn đoán chính xác thì bố mẹ phải đưa trẻ đến thăm khám ở bệnh viện để được làm các bài kiểm tra.
Đôi khi, ít nói hay nói nhiều chỉ đơn thuần là tính cách bẩm sinh ở mỗi trẻ. Vì thế, cha mẹ cần tôn trọng và tìm cách để trẻ phát triển tốt nhất.
Dấu hiệu của trẻ nhỏ bị ít nói
Có hai trường hợp chính mà trẻ ít nói là hướng nội hoặc trầm cảm, tự kỷ:
Những đặc điểm thường thấy của trẻ hướng nội
- Trẻ thường ngượng ngùng trong cách diễn đạt cảm xúc
- Không giỏi ăn nói
- Thường xuyên lo lắng, sầu não
- Thích đọc sách, suy tư sâu sắc. Những trò mạo hiểm, bất ngờ sẽ không cảm thấy hưng phấn như trẻ hướng ngoại.
- Trẻ hướng nội dễ tự ái, thường dễ để tâm tới khuyết điểm, thiếu sót của bản thân.
- Thường ngồi khóc lặng lẽ khi bị tổn thương
- Trẻ hướng nội có thể làm phật lòng cha mẹ vì không chào hỏi người xung quanh. Có thể trẻ cho rằng một cái gật đầu hay nhìn chăm chăm đã là chào hỏi rồi.
- Trẻ phớt lờ những hoạt động bên ngoài vì chúng không thấy hứng thú
- Trẻ hướng nội thích thú nói chuyện về những khám phá mới lạ
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị tự kỷ
- Trẻ đôi khi hoàn toàn không nói hoặc chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa lặp đi lặp lại
- Trẻ có xu hướng tránh né tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trẻ không cười, không có phản ứng sợ hãi trước đám đông hoặc môi trường xa lạ.
- Khi giao tiếp với người khác, trẻ dường như không biết đến sự tồn tại của người đối diện.
- Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng bị thay đổi hoặc phải thay đổi một thói quen,v.v…
- Trẻ có xu hướng lặp đi lặp lại những hành vi như chơi với bàn tay trước mắt, lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp.
- Thường có hành vi kỳ lạ, đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,v.v…
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị ít nói
Phụ huynh thường quá bận rộn và phó mặc con cái dẫn đến hoạt động hằng ngày của bé không được tiếp xúc với bên ngoài. Do không được tương tác đã vô tình làm chậm sự phát triển thậm chí là mất khả năng ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh tính cách bẩm sinh, cũng có những vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như gia đình bất hòa; bị bạn bè bắt nạt; bạo lực gia đình, v.v…
Phương pháp điều trị cho trẻ bị ít nói
Khi trẻ ít nói hoặc ngại giao tiếp, phụ huynh hãy cùng trẻ rèn luyện để giúp trẻ có thêm kỹ năng và tự tin. Trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Cha mẹ có thể dạy theo phương pháp 2 từ ghép lại, phát âm rõ ràng đi kèm với hành động để bé dễ nắm và bắt chước. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, hướng dẫn 5 từ trong một lần đọc là tốt nhất. Trẻ từ 3-5 tuổi, số từ có thể tăng lên 10-15. Cha mẹ cũng có thể cùng con chơi các trò chơi như giải ô chữ để khuyến khích trẻ giao tiếp.
Cách phòng tránh trẻ nhỏ bị ít nói
- Phụ huynh nên đặc biệt quan sát con trong thời gian 0-12 tháng tuổi. Hãy xem bé có gặp các vấn đề như: bú mẹ nhưng không nhìn mẹ và nhìn đi nơi khác, không đáp ứng khi được gọi tên mình hay khó khăn trong việc ăn. Nếu từ 1 đến 2 tuổi bé không giao tiếp bằng mắt, giới hạn vốn từ thì nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
- Gia đình nên tạo môi trường vui chơi tốt cho trẻ. Cần thường xuyên trò chuyện và dạy các bé cách phát âm, động viên trẻ vui chơi cùng bạn bè.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ít nói phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ít nói có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp