Trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn có sao không?
Dính thắng lưỡi, hay còn gọi là lưỡi ngắn, là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Theo thống kê thì sẽ có khoảng 5% trẻ sơ sinh sẽ bị mắc dị tật này sau khi sinh và được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Vậy trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn có sao không?
Cha mẹ nên cho con đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Tùy vào mức độ dị tật của lưỡi và ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé như thế nào mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn
Theo các bác sĩ, đây là một dị tật bẩm sinh mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân chính là do bị ngắn dây thắng lưỡi làm hạn chế sự cử động bình thường của lưỡi. Tuy đây được xem là dị tật nhẹ nhưng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, phát triển của trẻ về sau.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn
Tùy vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi của trẻ mà có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Cha mẹ có thể nhận biết tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ thông qua những biểu hiện như:
- Dây thắng lưỡi bị ngắn một cách bất thường
- Dây thắng lưỡi bị dính vào ngay cạnh đầu lưỡi hoặc đầu lưỡi
- Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
- Không thể đưa đầu lưỡi ra khỏi răng cửa hàm dưới quá 1 – 2 mm
- Gặp phải khó khăn khi đưa lưỡi chuyển động sang 2 bên
- Khi bé thè lưỡi ra ngoài thì nhìn thấy hình trái tim.
Biến chứng nguy hiểm
- Ảnh hưởng đến phát âm
- Gặp khó khăn khi nói, làm cho giọng nói bị ngọng
- Khó khăn trong việc ăn uống do khi nuốt lưỡi bị co lại một cách khó khăn. Từ đó khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn
- Mất thẩm mỹ hàm răng vì có thể làm cho răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở.
Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn
Cách duy nhất để điều trị tật dính thắng lưỡi là cắt dây thắng lưỡi. Để xác định mức độ dính, thời gian cắt dính thắng lưỡi cha mẹ nên cho con đi khám các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt. Tùy vào mức độ dính mỏng hay dày, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian phẫu thuật. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt thắng lưỡi cũng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì quá trình cắt càng đơn giản, nhanh chóng.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn
Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuất hiện vết màu trắng. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ hết sau một vài tuần. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị lưỡi ngắn sau khi mổ:
- Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận
- Không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu
- Không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng.
- Mỗi ngày cần vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn và tập vận động lưỡi
- Cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch miệng.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn
Vì đây là dị tật bẩm sinh nên không có cách phòng ngừa. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát con kĩ những tháng đầu đời để phát hiện tình trạng này. Nhờ đó, có thể cho trẻ làm phẫu thuật sớm, tránh được những đau đớn hay ảnh hưởng về sau.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp