Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu có sao không?
Sự hiện diện của vi khuẩn huyết ẩn trong máu gây nên bệnh nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Bệnh nguy hiểm này không có triệu chứng rõ ràng mà bé chỉ bị sốt. Việc chẩn đoán nhiễm trùng huyết dựa vào cấy máu và loại trừ các nhiễm trùng cục bộ. Để điều trị, kháng sinh là ưu tiên hàng đầu dựa trên kết quả cấy máu. Vậy trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu phải làm sao?
Mặc dù, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu, nhất là bệnh nhi có biểu hiện suy đa tạng còn khá cao, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu
Hầu như bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn máu thường bắt đầu phát triển ở đường hô hấp hoặc các cơ quan khác. Sau đó, chúng xâm nhập vào máu. Vi khuẩn có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác bằng cách ho hoặc hắt hơi.
Một số trường hợp là do trẻ chạm vào vật có vi khuẩn trên đó như đồ chơi. Khi trẻ bị nhiễm bệnh, thông thường hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tiêu diệt vi khuẩn mà không cần điều trị.
Hệ thống miễn dịch là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn và sức đề kháng của con bạn, trẻ có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng đến mức tử vong.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu
Một số triệu chứng điển hình của chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em:
- Sốt là triệu chứng quan trọng nhất.
- Lừ đừ, mệt mỏi.
- Chán ăn, bú giảm.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Khó thở hoặc thở nhanh.
- Nhịp tim nhanh.
- Phát ban da hay vết loét ở da.
- Co giật.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu
Thuốc
Nếu thuốc kháng sinh được kê đơn cho con bạn, hãy cho trẻ uống đến khi hết hoặc Bác sĩ yêu cầu bạn dừng lại. Điều quan trọng là phải uống đủ liều kháng sinh dù trẻ đã cảm thấy khỏe hơn sau đó. Mục đích của việc này là để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong máu.
Luôn luôn làm theo hướng dẫn của Bác sĩ khi cho con bạn uống bất kỳ loại thuốc nào. Sử dụng acetaminophen cho trẻ khi bị sốt. Cho trẻ uống đúng liều theo chỉ dẫn. Ở trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể sử dụng thêm ibuprofen. ( Lưu ý: Nếu con bạn bị bệnh gan hoặc thận mãn tính hoặc đã từng bị loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, hãy báo với Bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.) Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
Theo dõi chăm sóc
- Phụ huynh sẽ được thông báo nếu cần thay đổi kháng sinh điều trị cho trẻ dựa trên kết quả cấy máu.
- Cho trẻ uống nhiều nước (sữa, nước trái cây..), mặc dù trẻ có thể không muốn uống vì cảm thấy mệt.
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng, không cần kiêng cử nếu như trẻ không dị ứng với loại thức ăn đó. Vì trong thời gian bệnh, trẻ rất cần bổ sung thêm năng lượng.
Cách phòng ngừa khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu
- Lưu ý quan trọng là rửa tay kỹ bằng xà phòng thường xuyên. Nhất là trước và sau khi chăm sóc con bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ tự thực hành rửa tay để tránh lây nhiễm.
- Cho trẻ đi tiêm chủng lịch định kì. Tiêm vắc-xin đầy đủ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và vi-rút gây nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.
- Làm sạch bất kỳ vết cắt hoặc vết trầy xước. Bạn hãy theo dõi chặt chẽ để chắc chắn rằng vết thương đang có xu hướng lành tốt.
Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Khó thở
- Không thể nuốt hoặc nôn ói tất cả mọi thứ
- Trẻ lừ đừ, ngủ nhièu hoặc khó thức tỉnh
- Ngất xỉu hoặc mất ý thức
- Nhịp tim nhanh
- Co giật
- Trẻ quấy khóc liên tục.
- Không cúi đầu xuống được vì đau (dấu hiệu cổ cứng trong viêm màng não)
- Sốt
- Sốt không giảm trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng kháng sinh hoặc sốt cao hơn
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt trên 38°C. Sốt ở độ tuổi này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nguy hiểm
- Trẻ ở mọi lứa tuổi và bị sốt liên tục trên 40°C
- Trẻ dưới 2 tuổi, sốt trên 38°C kéo dài hơn 1 ngày
- Trẻ trên 2 tuổi, sốt trên 38°C kéo dài hơn 3 ngày
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị nhiễm trùng máu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp