Trẻ nhỏ bị suy nhược có sao không?
Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Vậy trẻ nhỏ bị suy nhược phải làm sao?
Khi xuất hiện dấu hiệu suy nhược này diễn ra nghiêm trọng như bé còi xương, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và nhận lời khuyên của bác sĩ ngay.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị suy nhược
- Da dẻ xanh xao, tiều tụy
- Ăn không ngon, biếng ăn
- Ngủ không ngon, hay quấy khóc
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và lười vận động
- Gặp phải các vấn đề tiêu hóa
- Suy giảm một số chức năng
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị suy nhược
- Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng
- Suy nhược do bé bị quá sức
- Ảnh hưởng của tâm lý
- Viêm đường hô hấp
- Giun sán
- Viêm loét dạ dày
- Trào ngược dạ dày
- Viêm đại tràng
- Hội chứng ruột kích thích
- Trẻ suy nhược cơ thể do mới ốm dậy
- Dấu hiệu của một số căn bệnh
- Suy nhược cơ thể do di truyền
Trẻ nhỏ bị suy nhược có thể gặp biến chứng sau đây
Suy nhược cơ thể ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng cần có biện pháp cải thiện kịp thời vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và cả tâm lý của trẻ. khiến trẻ chậm lớn, nhẹ cân và thấp còi. Trẻ bị suy nhược có thể bị các rối loạn nội tiết cũng xảy ra làm tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc dẫn đến các chứng trầm cảm, tự kỷ.
Cách điều trị suy nhược cho trẻ nhỏ
Nếu phát hiện bé có dấu hiệu suy nhược, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, phụ huynh có thể tham khảo các cách chăm sóc cho trẻ nhỏ bị suy nhược:
- Hãy cho bé được nghỉ ngơi một cách phù hợp và luôn tạo tâm lý thoải mái nhất.
- Hãy cho bé được nghỉ trong không gian yên tĩnh, sạch sẽ và có nhiệt độ phù hợp.
- Vấn đề tâm lý của trẻ cũng ảnh hưởng mật thiết tới khả năng và tốc độ hồi phục. Với tâm lý tốt, cơ thể và hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, trẻ ăn nhiều, ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, tâm lý hạnh phúc cũng giúp con có giấc ngủ ngon và sâu hơn
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị suy nhược
- Thịt cá: Nguồn chất đạm tự nhiên từ các loại thịt cá vô cùng dồi dào và tốt cho cơ thể. Với hàm lượng chất đạm cao này, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi sau suy nhược.
- Rau xanh: Rau mồng tơi, bông cải, rau ngót, bắp cải…
- Trái cây: Trong trái cây có hàm lượng Vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào. Một số loại quả nên sử dụng như cam, bưởi, táo, lê, chuối…
- Sản phẩm lên men từ sữa: Các sản phẩm được lên men từ sữa chứa hàm lượng lợi khuẩn rất dồi dào. Đây là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
- Sử dụng Vitamin cho trẻ bị suy nhược theo hướng dẫn của bác sĩ
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị suy nhược
- Khẩu phần ăn của con phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các nhóm chất, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc bổ sung lệch gây ảnh hưởng đến phát triển của con.
- Cha mẹ nên dành thời gian cho con đi dạo và vui chơi cùng con.
- Bé cần có thời gian biểu cho việc học tập, ăn uống và nghỉ ngơi.
- Chế độ sống khoa học và lành mạnh sẽ tạo ra nhịp sinh học ổn định cho bé đồng thời tránh được tình trạng quá sức hay mệt mỏi cho con.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị suy nhược phải làm sao? Trẻ nhỏ bị suy nhược có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp