Trẻ nhỏ bị viêm phế cầu có sao không?
Tình trạng trẻ nhỏ bị viêm phế cầu xảy ra do hệ miễn dịch thấp, khiến phế cầu khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lí về tai – mũi – họng. Hầu hết các bệnh lí mà vi khuẩn này gây ra khá nguy hiểm và không thể tự ý điều trị tại nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh có thể là tử vong ở trẻ.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị viêm hay nhiễm khuẩn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
- Sức đề kháng còn non yếu: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn.
- Không được tiêm ngừa đầy đủ: Việc chủng ngừa đầy đủ sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc ít nhất là hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.
- Lây qua đường hô hấp, hay các hoạt động hàng ngày: Trẻ có thể bị lây nhiễm qua đường không khí khi có người nhà hoặc bạn bè trong lớp bị bệnh.
- Do chuyển mùa, thời tiết thất thường: Khi trở trời, thời tiết lúc nóng lúc lạnh khiến cơ thể trẻ dễ bị nhiễm các bệnh về hô hấp.
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh: Việc sử dụng các đồ vật cá nhân của người bệnh sẽ khiến trẻ dễ dàng bị lây nhiễm.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Các triệu chứng của bệnh nhiễm phế cầu có thể thay đổi phụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm:
- Viêm tai giữa: đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt và bứt rứt;
- Viêm xoang: đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu;
- Viêm phổi: sốt, ho, đau ngực và khó thở.
- Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu): sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và ban ngoài da
- Viêm màng não (nhiễm khuẩn màng bao bọc xung quanh nhu mô não): sốt cao và đau đầu, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, và lơ mơ ngủ gà.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Biến chứng do bệnh phế cầu gây ra là cực kì nguy hiểm, cụ thể là:
Viêm màng não
83% trường hợp xảy ra ở các trẻ dưới 2 tuổi và có tỷ lệ tử vong khá cao. Ở các nước đang phát triển, nguy cơ tử vong là trên 50% trong tổng số các trẻ mắc bệnh. Ngoài ra, khoảng 30 – 50% còn lại tuy có thể qua khỏi cơn nguy hiểm, nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài. Có thể kể đến như: điếc, mù, động kinh, liệt; chậm phát triển trí tuệ; suy giảm trí nhớ và mắc chứng đau đầu kéo dài.
Viêm tai giữa do trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Đây được xem là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Có khoảng 80% trẻ dưới 3 tuổi có ít nhất một lần mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 1/3 trong số đó sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong thời gian dài, đôi khi phải tiến hành phẫu thuật. Bệnh dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác ở những nơi đông người, như khu vực trường học, nhà trẻ, khu vui chơi.
Nhiễm trùng huyết
Bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập vào máu, gây ra sốc nhiễm trùng. Theo các bác sĩ, bệnh trở nên nguy hiểm hơn đối với những trường hợp đã có sẵn bệnh lý khác, với tỷ lệ tử vong khoảng 20%.
Viêm phổi do trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Hiện nay, căn bệnh này đang là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê, gần 1 triệu bệnh nhi tử vong hàng năm khi chưa tới 5 tuổi, chiếm 1/6 trên tổng số trường hợp tử vong do bệnh này. Bệnh này rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ hoặc người già, với tỷ lệ tử vong đến hơn 50%.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc khi trẻ nhỏ bị viêm phế cầu:
- Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám
- Tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ
- Vệ sinh mũi, họng bằng dung dịch muối sinh lí
- Cung cấp chế độ ăn lành mạnh
- Không ép trẻ ăn; cho trẻ ăn theo nhu cầu
- Có thể chia làm nhiều bữa trong ngày để trẻ không bị đói
- Giữ cơ thể trẻ được ấm, không bị nhiễm lạnh
- Khuyến khích bé vận động nhẹ
- Giữ vệ sinh không khí, không gian sống và vật dụng cá nhân của bé
- Không để bé tiếp xúc với người lớn bị bệnh
- Thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh và phòng bệnh như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang.
- Hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm cho mọi người và tiếp xúc với nguồn bệnh khác.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị viêm phế cầu
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là tiêm phòng vắc-xin cho trẻ. Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý khi phòng ngừa cho trẻ:
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng
- Cho trẻ vận động, vui chơi ngoài trời
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi
- Giữ cho không khí ở nhà trong sạch, thoáng mát
- Hạn chế cho trẻ ra khu vui chơi khi trở mùa, dịch bệnh
- Vệ sinh mũi, họng, tai của trẻ
- Cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ 4 nhóm chất chính
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm phế cầu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm phế cầu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp