Trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn có sao không?
Áp xe hậu môn là căn bệnh nguy hiểm có thể gặp lứa tuổi trẻ sơ sinh. Đa số những mắc bệnh đều cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Bệnh áp xe hậu môn nếu không điều trị dứt điểm có thể gây tái đi tái lại nhiều lần và có thể dẫn đến rò hậu môn. Vậy trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn phải làm sao?
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề tương đối phổ biến và thường hiếm khi trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ và tiến hành tái khám định kỳ. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn
Hiện tại, nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng nhiễm trùng hoặc viêm xung quanh thành hậu môn và mô mềm là nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành ổ áp xe.
Một số trẻ có thể có cấu trúc hậu môn không hoàn thiện bẩm sinh. Do đó, khi trẻ đi vệ sinh, nước tiểu và phân có thể bị đọng lại, dẫn đến tắc nghẽn. Điều này dẫn đến nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe. Bên cạnh đó, nếu áp xe lây lan đến khe hậu môn và cơ co thắt. Có thể dẫn đến rò hậu môn nếu không được can thiệp, điều kịp kịp thời.
Ngoài ra, da của trẻ sơ sinh thường khá mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu đại tiện quá mạnh hoặc vệ sinh vùng hậu môn kém. Có thể dẫn đến tích tụ vi khuẩn và hình thành ổ áp xe.
Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn
- Xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn: Những mụn nhọt này ban đầu rất nhỏ, bề mặt hơi nhẵn, sưng đỏ, ấn vào thấy cứng và hơi nóng đầu ngón tay, dần dần sẽ có hiện tượng tích chứa mủ, mủ to lên và lan rộng ra vùng xung quanh hậu môn.
- Hậu môn trẻ bị đỏ: Nếu quan sát thấy trẻ bị đỏ hậu môn thì cũng có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc apxe hậu môn. Hiện tượng này xuất hiện ở vùng da xung quanh lỗ hậu môn, khe hậu môn.
- Trẻ sốt cao: Bé có tình trạng sốt toàn thân, cơn sốt có thể lên tới 39- 40 độ. Trẻ quấy khóc, bỏ bú mẹ, khò khè khó thở và nôn ói.
- Són phân: Xuất hiện hiện tượng đại tiện không tự chủ, trẻ són phân 8-15 lần trong ngày, có thể xuất hiện dịch nhầy.
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn
Bệnh apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu như không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị như: rò hậu môn, viêm loét rộng vùng hậu môn và tầng sinh môn, bội nhiễm ngược vào trực tràng và làm suy kiệt sức khỏe của trẻ.
Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn
Cha mẹ nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường ở vùng da xung quanh hậu môn của trẻ. Thì nên đưa trẻ đến những bệnh viện nhi khoa hoặc cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để khắc phục tình trạng này. Vùng da trẻ em rất nhạy cảm nên bệnh. Sẽ phát triển nhanh chóng nếu không có biện pháp điều trị sớm.
Với tình trạng này, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà phải nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia y tế để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp trẻ bị áp xe hậu môn nặng hoặc biến chứng thành rò hậu môn thì buộc phải dùng đến phương pháp mổ cắt mở đường rò. Chính vì vậy, để việc điều trị được thuận lợi, cha mẹ nên đưa con em mình đi thăm khám sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh khá kém nên khi nhận thấy trẻ mắc apxe hậu môn, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ, nhất là sau khi trẻ đại tiện. Các mẹ nên dùng nước ấm rửa sạch rồi dùng khăn mềm lau khô hậu môn trẻ. Sau đó, lấy một miếng gạc y tế băng lên khối apxe để tránh dịch mủ chảy ra ngoài gây viêm nhiễm và khó chịu cho trẻ.
- Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, chất liệu mềm mại, cotton, thoáng mát và thường xuyên thay quần áo để giữ vệ sinh cũng như tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ.
- Đối với trẻ dùng sữa mẹ, các mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến trẻ. Các mẹ nên ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin để nguồn sữa mát giúp vết thương của trẻ nhanh lành miệng.
- Đối với trẻ uống sữa ngoài, các mẹ nên chọn những loại sữa có hàm lượng chất xơ và vitamin cao để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.
Cách phòng ngừa khi trẻ nhỏ bị apxe hậu môn
Không có phương pháp hoặc biện pháp cụ thể để ngăn ngừa áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể lưu ý một số cách chăm sóc và phòng ngừa như sau:
- Vệ sinh hậu môn, bộ phận sinh dục sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Điều này có thể hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương.
- Thường xuyên thay tã lót để tránh tình trạng ngứa ngáy, ẩm ướt và hạn chế nhiễm trùng.
- Nếu trẻ bú mẹ, người mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ trong thực phẩm. Điều này có thể hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nếu trẻ bú sữa công thức, tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn loại sữa phù hợp nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp