Trẻ sơ sinh bị dị ứng da có sao không?
Dị ứng da nói chung và viêm ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh nói riêng là một bệnh lý về da. Bệnh không lây, xảy ra khi da bị một tác nhân dị ứng nào đó tác động vào và gây viêm. Vậy trẻ sơ sinh bị dị ứng da phải làm sao?
Khi xuất hiện triệu chứng dị ứng da này diễn ra khá nghiêm trọng như bé bị chảy máu da, phụ huynh cần theo dõi đặc biệt và hãy đưa trẻ đi khám.
Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da
- Trẻ bị dị ứng bị nổi mẩn đỏ khắp người. Cũng có thể chỉ tập trung ở một số vùng da nhạy cảm như vùng má, mặt hoặc đầu.
- Da trẻ có các mảng khô, sần, tróc vảy, sưng đỏ, viêm. Ngoài ra có thể mọc các mụn nước nhỏ li ti chứa dịch, dễ vỡ nước khi bị trầy xước hoặc gãi.
- Da trẻ có cảm giác luôn khô, châm chích và rất ngứa.
- Trẻ thường không có dấu hiệu sốt cao.
- Vùng da bị tổn thương thường có màu sáng hoặc tối hơn bình thường.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng da
- Da bé mà không được vệ sinh sạch sẽ.
- Bụi bặm, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, thú cưng đều có thể khiến bé bị dị ứng.
- Vết trầy xước, tổn thương da
- Thời tiết quá nóng, không khí lạnh khô khiến da bị mất độ ẩm tự nhiên
- Tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như viêm da dị ứng hoặc hen suyễn.
- Căng thẳng về mặt thể chất là tinh thần đều có thể gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Cách điều trị dị ứng da cho trẻ sơ sinh
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng như trên, không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn. Đồng thời, phụ huynh có thể tham khảo cách chăm sóc cho trẻ như là:
- Tắm rửa hàng ngày cho bé, sử dụng nước ấm vừa phải để tránh gây khô và kích ứng da của trẻ.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho da trẻ
- Lau sạch bằng khăn mềm sau khi cho trẻ bú/ ăn để tránh vùng da tổn thương tiếp xúc với thức ăn hoặc sữa.
- Cắt móng tay móng chân cho trẻ, để tránh việc con cào xước, gãi gây tổn thương thêm các vùng da bị viêm.
- Làm trẻ phân tâm bằng các hoạt động khác để trẻ quên việc gãi ngứa.
- Lấy khăn ướt, lạnh, chườm lên vùng da ngứa khoảng 5-10 phút để giảm ngứa cho trẻ.
Dinh dưỡng cho bé bị dị ứng da
- Cho bé bú mẹ đầy đủ
- Mẹ không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng da như thịt bò, tôm, cua, ghẹ sữa bò, các thực phẩm cay nóng khi đang cho con bú.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin cho trẻ.
Cách phòng ngừa trẻ bị dị ứng da
- Tránh sử dụng xà phòng thơm. Thay vào đó, chọn loại xà phòng phù hợp cho trẻ viêm da dị ứng.
- Virus cảm lạnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và phát ban. Do đó, tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Khi cho bé ăn dặm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên dinh dưỡng trẻ em để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị dị ứng da phải làm sao? Trẻ nhỏ bị dị ứng da có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp