Trẻ sơ sinh bị ho gà có sao không?
Ho gà là một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Nhất là những trẻ nằm trong độ tuổi nhũ nhi (0-12 tháng). Cơn ho kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. Từ đó phát triển thành nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khác. Để có cách xử lý và phòng bệnh ho gà ở trẻ em đúng đắn. Phụ huynh nên có trang bị kiến thức đầy đủ và bệnh lý này để chủ động trong khâu chăm sóc trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao?
Tình trạng ho gà ở trẻ, bố mẹ không nên chủ quan bỏ qua những dấu hiệu ban đầu. Ngay khi phát hiện trẻ bị ho gà mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị. Tránh trường hợp để lâu gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho gà
Bệnh ho gà ở trẻ em hay ho gà ở người lớn đều là do trực khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Loại vi khuẩn này thường phát triển ở liên bào đường hô hấp nhưng không vào máu. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ giải phóng độc tố làm tổn thương đường hô hấp và gây hình thành bệnh.
Bordetella pertussis thường lây lan nhanh. Chúng có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác thông qua đường hô hấp khi trẻ hắt hơi hoặc ho. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao như:
- Trẻ em tiếp xúc với người bị bệnh
- Trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà
Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị ho gà
1.Khi bệnh mới phát triển:
sẽ có các dấu hiệu khá giống với những bệnh cảm cúm thông thường như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ và khó thở.
2. Giai đoạn kịch phát:
- Cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên, đôi khi có thể xảy ra do một kích thích nhỏ.
- Trẻ ho rũ rượi, mặt đỏ, khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà, nôn ra nhiều đờm, đặc quánh. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường.
- Chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
3. Giai đoạn hồi phục:
Cơn ho ngắn lại, số cơn giảm. Ho còn có thể tồn tại trong vài tuần.
Các biến chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị ho gà
- Viêm phế quản, viêm phổi, xẹp phổi.
- Thiếu oxy lên não.
- Thoát vị ruột, sa trực tràng.
- Viêm não có nguy cơ tử vong cao.
Các biện pháp điều trị ở trẻ sơ sinh bị ho gà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì khi chăm sóc trẻ mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây. Nhằm đẩy nhanh tốc độ lành bệnh ở trẻ:
- Giữ ấm cho trẻ, hạn chế để trẻ bị lạnh đột ngột.
- Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ho gà.
- Phòng của trẻ phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí. Tránh tình trạng khói bụi tích tụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bếp. Vì những tác nhân này có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn.
- Bổ sung đủ nước, cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường nhằm tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, hỗ trợ cho quá trình phục hồi bệnh của trẻ.
- Trước khi chăm trẻ, cho trẻ bú hay nấu ăn cho trẻ, mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng. Để tránh tình trạng vi khuẩn lây nhiễm và gây bệnh.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,…
- Thực hiện tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ một cách đầy đủ. Tiêm vắc-xin đúng lịch và theo đúng độ tuổi quy định nhằm phòng bệnh ho gà một cách tốt nhất.
Trẻ sơ sinh bị ho gà cần gặp bác sĩ ngay nếu:
Khi trẻ ho có kèm 1 trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài
- Ăn kém, nôn chớ nhiều
- Ngủ ít
- Thở nhanh/ khó thở
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị ho gà phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị ho gà có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp