Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có sao không?
Ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Nôn, ọc sữa thường tự hết sau 6 – 24 giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ thì cần được đưa đi thăm khám bác sĩ. Vậy trẻ sơ sinh bị ọc sữa có sao không?
Nếu tình trạng ọc sữa của trẻ không cải thiện sau khi đã điều trị hỗ trợ, chăm sóc đúng cách, thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoạt động co bóp của các cơ đường tiêu hóa đôi lúc không đồng bộ gây nên sự rối loạn nhu động ruột và trẻ bị ọc sữa. Nếu cho bú không đúng cách, lượng hơi nuốt vào dạ dày nhiều, dạ dày chứa một lượng lớn vừa sữa vừa hơi do đó trẻ dễ bị ọc sữa. Hoặc nếu khoảng cách các cữ bú quá ngắn, trẻ bú quá nhanh hoặc quá lâu, lượng sữa quá nhiều cũng gây nên ọc sữa. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác gây ọc sữa, trong đó có những nguyên nhân không do bệnh gây ra.
Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ọc sữa
- Trẻ đang hoàn toàn khỏe mạnh, đột nhiên nôn ói dữ dội kèm theo quấy khóc nhiều
- Trẻ nôn ói kèm theo các dấu hiệu bệnh lý như sốt, ho, chảy mũi hay đi phân bất thường
- Trẻ nôn ói mà ảnh hưởng đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao hay sự nôn ói làm trẻ sợ bú
Những trường hợp trẻ bị ọc sữa bố mẹ thường quan tâm
- Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi
- Trẻ sơ sinh bị phun sữa
- Bé hay ọc sữa về đêm
- Trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè
- Trẻ 6 tháng tuổi bị ọc sữa
Cách chăm sóc trẻ bị ọc sữa
- Khi trẻ bị ọc sữa, bố mẹ không nên bế thốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang bên; nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi; nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh miệng trước, mũi sau.
- Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm; kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.
Phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, không nên bú sữa mẹ qua bình. Thời gian trẻ bú mẹ trực tiếp vừa đủ để dạ dày trẻ giãn ra đúng mức, giúp dạ dày đủ chứa lượng sữa bú vào. Nếu phải bú qua bình, bố mẹ cần lưu ý:
- Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ
- Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ hoặc quá to
- Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi
- Bình sữa chuẩn
- Pha sữa đúng cách
- Không cho trẻ bú khi nằm. Cần bế trẻ khi cho bú, đầu vai hơi cao, tránh gập cổ khi bú.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị ọc sữa phải làm sao? Trẻ nhỏ bị ọc sữa có sao không và những lưu ý bố mẹ cần biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp