Trẻ sơ sinh bị u máu có sao không?
Trẻ sơ sinh bị u máu là hiện tượng rất bình thường. U máu là một dạng khối u lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khoảng 30% bệnh nhân u máu là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Đa phần u máu xuất hiện khi trẻ được 1 tuổi, một phần nhỏ xảy ra ở người trường thành.
U máu hình thành do sự tăng sinh của mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch). U máu có 3 dạng cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u hỗn hợp. U máu có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, thống kê cho thấy 60% trường hợp u nằm trên da, vùng đầu, mặt cổ. Khối u máu dưới da nằm ở sâu bên dưới và đội da u lên. U máu có xuất hiện ở nội tạng như rất ít, thường ở gan hoặc cột sống. Vậy nguyên nhân u máu là gì? U máu có để lại biến chứng gì không? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ sơ sinh bị u máu thường có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian. Nhưng một số trường hợp khối u vẫn phát triển và gây biến chứng. Phụ huynh cần theo dõi khi trẻ có những vế lạ trên cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị u máu
U máu là kết quả của sự tăng sinh mạch máu. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành song vẫn có kết luận chính xác nguyên nhân u máu. Tuy nhiên, người ta nhận thấy sự liên hệ giữa u máu với một số yếu tố sau:
- Từ phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai;
- Nhiễm virus gây u nhú trên người, tiếng Anh còn gọi là Human Papillomavirus (HPV) gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu;
- Do nội tiết tối: Người ta thấy nồng độ cao của 17-Beta Estradiol ở trẻ u máu;
- Heparin do các dưỡng bào tiết ra gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng ở các trẻ u máu.
Những triệu chứng thường thấy khi trẻ sơ sinh bị u máu
U máu có thể có mặt khi sinh, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn trong vài tháng đầu đời. U máu là bệnh thường gặp ở da nên có dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng. Chúng có biểu hiện ở 3 cấp độ:
Cấp độ nhẹ
Trên da có những vết thay đổi màu sắc, thường màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này, chúng ít khi tạo thành khối u mà chỉ bằng phẳng như bớt ở trẻ sơ sinh.
Cấp độ trung bình
U máu phát triển thành một khối u thực sự, gồ lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Chúng vẫn mang màu sắc như cũ – màu của máu trong khối u
Cấp độ nặng
Giống như dạng trung bình nhưng có biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hoặc biến chứng. Nếu khối u ngoài ra thì sẽ chảy máu, khối u ở sâu trong cơ thể thì sẽ vỡ ra, loét. Ngoài ra, bệnh nhân còn có những dấu hiệu đặc thù ở các cơ quan có khối u máu khi khối u to lên, chèn ép vào nội tạng.
Các loại u máu ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị u máu bẩm sinh thường được chi thành 4 dạng phổ biến:
U mao mạch
Hay còn gọi là u máu dâu tây, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Hầu hết các trường hợp trẻ bị u mao mạch đều chỉ bị ở một vị trí trên cơ thể. U mao mạch là do mạch máu ở trong lớp nông nhất của da bị giãn ra và gây dị dạng;
U máu bẩm sinh hình ngọn lửa
Là một vết bớt phẳng có màu đỏ, tía, hoặc hồng, thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh tại các vị trí như da đầu, mặt, mí mắt, vùng sau cổ. Nguyên nhân gây u máu ngọn lửa là do các mạch máu dưới da bị giãn ra, tuy nhiên u máu này không gây nguy hiểm gì;
U máu hang
Hay còn gọi là u mạch dưới da, u dạng này tạo ra những vết phồng có màu xanh tím trên da, lúc đầu phát triển nhưng sau đó thì nhỏ lại. Dạng u này có khả năng phát triển xâm lấn vào niêm mạc miệng, họng, amidan hoặc xương hàm;
U mạch máu hỗn hợp
Là tình trạng có hai dạng u máu trên cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị u máu có nguy hiểm không?

U máu có đặc điểm là khối u rất lành tính, đa phần tự teo đi khi trẻ lớn lên và tự khỏi. Ít trường hợp u tồn tại và phát triển to. Nếu được điều trị sớm thì khối u sẽ nhanh chóng biến mất. tuy nhiên, cũng có một số trường hợp u máu không tự teo mà gây ra biến chứng.
Biến chứng trẻ sơ sinh bị u máu ít nguy hiểm và ít khi xảy ra. Chỉ có một số ít trường hợp biến chứng u máu có thể gây nguy hiểm. Đó là:
U máu nằm ở hầu họng
U này có thể gây khó thở khi chúng phát triển quá lớn Đôi khi bệnh nhi có triệu chứng nuốt đau nếu khối u bội nhiễm. Bệnh nhi có khối u máu hầu họng cũng bị khàn tiếng kéo dài, ho nhiều.
U máu ở thanh quản
U này có thể khiến bệnh nhi ho ra máu nhiều và khó cầm do vị trí khối u ở sâu. Những trường hợp này thường phải cắt bỏ thanh quản bán phần hoặc toàn phần để lấy hết bệnh tích và tránh tái phát.
Ngoài ra còn có
- U máu ở tim có thể làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ, lâu dần có thể dẫn đến suy tim.
- U máu trong cột sống dễ làm yếu xương.
- U mạch máu trong gan có thể làm tắc một vài vi quản mật.
- U máu trong mắt có thể gây suy yếu thị lực.
- U máu trong tai dễ gây suy giảm thính lực.
- U máu có thể có biến chứng loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng, hoại tử u.
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị u máu

Đa phần u máu là bẩm sinh và diễn biến bệnh có thể khác nhau tùy mỗi loại u máu và vị trí khối u. U máu thường phát triển đến lúc trẻ được 18 tháng tuổi thì mất dần sau 3 – 10 năm. Trường hợp u máu ngọn lửa thì thường mờ đi và biến mất sau 6 – 13 tháng, khoảng 50% u mao mạch thì tự biến mất trong vòng 5 – 9 năm. Trong một số trường hợp hiếm, u không teo lại mà lan rộng ra. Lúc này phụ huynh cần cân nhắc đưa trẻ đến bệnh viện.
Bác sĩ điều trị cho trẻ sơ sinh bị u máu sẽ lựa chọn 1 trong 3 cách sau:
- Vật lý (phóng xạ, radium, đồng vị phóng xạ).
- Hóa học: Tiêm thuốc xơ hoá.
- Phẫu thuật từ nhỏ: Mài, cạo, xăm, nhuộm màu, vừa khâu xơ hoá, cắt một phần. Phẫu thuật lớn cắt bỏ toàn bộ và tạo hình.
Tùy từng trường hợp cụ thể, như thể bệnh, vị trí, tuổi và giới tính của người bệnh, sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau.
Lời kết
Trẻ sơ sinh bị u máu tuy là hiện tượng lành nhưng vẫn có khả năng gây ra biến chứng. Việc phát hiện sớm, theo dõi và điều trị cho trẻ là rất quan trọng. Nếu phát hiện trẻ có u máu hay các vết bớt đậm màu trên da, phụ huynh nên sớm đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Bé đi ngoài phân sống có sao không? – Bố mẹ cần lưu ý điều gì?
- Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo