Trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có sao không?
Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, điển hình bởi tình trạng da sưng đỏ, phù nề, đau rát, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh khởi phát chủ yếu ở trẻ 2 tuần tuổi – đặc biệt là trẻ bụ bẫm. Thống kê cho thấy, có đến 50% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thuyên giảm hoàn toàn khi trưởng thành. Tuy nhiên một số trẻ có thể mắc bệnh dai dẳng và tiến triển trong suốt cuộc đời. Vậy trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có sao không?
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ gặp biến chứng khi điều trị. Do đó, phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị cho con trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy một số nguyên nhân khởi phát bệnh bao gồm:
- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn kém
- Yếu tố di truyền: Có đến 60% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có người thân mắc các bệnh lý cơ địa như chàm; viêm mũi dị ứng; viêm kết mạc dị ứng; sốt cỏ khô và hen suyễn.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do các yếu tố kích thích như:
- Trẻ không được bú sữa mẹ
- Tác dụng phụ khi tiêm vaccine
- Sinh sống trong thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp
- Trẻ mặc trang phục có chất liệu len, dạ
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Xuất hiện tổn thương có hình móng ngựa ở quanh miệng, má, trán, cổ, thân mình hoặc bẹn
- Bề mặt tổn thương nổi nhiều mụn nước li ti, mọc tập trung và có xu hướng rỉ dịch
- Da chảy dịch kèm phù nề, sưng đau và ngứa ngáy
- Thường xuất hiện nhiễm khuẩn thứ phát (da nổi mụn mủ và đóng vảy tiết màu vàng)
- Sau một thời gian, da chuyển sang khô ráp, bong tróc, sần sùi và đỏ hơn so với những vùng da lân cận
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị viêm da cơ địa
- Ở những trường hợp nặng, triệu chứng viêm da có thể lan xuống vùng cổ, thân mình và tay.
- Đối với những trường hợp tiến triển mãn tính, bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, viêm kết mạc mắt và hen suyễn.
- Bệnh có thể đi kèm với một số bệnh lý khác như ỉa chảy và viêm tai giữa.
- Các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, bú kém, quấy khóc và mất ngủ.
- Nếu tự ý điều trị và chăm sóc không đúng cách, viêm da cơ địa ở trẻ có thể dẫn đến viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc hoại tử da
Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Cách điều trị tối ưu là cách ly với yếu tố kích thích và chăm sóc tại nhà. Hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể làm giảm tổn thương da cho trẻ với một số biện pháp như:
- Thoa kem dưỡng ẩm: Nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ từ 2 – 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, cần lựa chọn sản phẩm có thành phần an toàn, lành tính và đã được kiểm định độ an toàn đối với trẻ sơ sinh.
- Giữ vệ sinh cho trẻ: Cần tắm cho trẻ 1 lần/ ngày, mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để hạn chế trẻ đổ nhiều mồ hôi.
- Vệ sinh không gian sống: Cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí và trồng nhiều cây xanh để giữ không gian sống thoáng đãng.
Lưu ý: Các thảo dược tự nhiên chữa viêm da chỉ thích hợp với trẻ lớn và người trưởng thành. Tùy tiện áp dụng cho trẻ có thể khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm và tổn thương nặng nặng
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa
- Tránh mặc quần áo có chất liệu len, dạ cho trẻ
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn, hóa chất, xà phòng
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm làm sạch và chăm sóc da an toàn cho trẻ nhỏ.
- Khi thời tiết khô lạnh, mẹ nên cho trẻ ở trong nhà, hạn chế ra ngoài và giữ ấm cơ thể.
- Nếu không có vấn đề bất thường, mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu. Vì sữa mẹ chứa kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị khô da có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở khò khè có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thở gấp có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cổ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị lác mắt có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp