Từ lâu cây rau tần dày lá đã được biết đến không chỉ là một loại rau gia vị trong bếp mà còn được sử dụng để điều trị bệnh ho, cảm sốt. Bà tôi hay bảo với các dì rằng: “Nào mấy đứa con nít nó bị ho cảm suốt, đâu phải lúc nào cũng ép nó uống ba cái thuốc Tây cho nó đẹt luôn.” Rồi bà đi hái 2-3 lá tần, bà thường chọn loại tầng lá giữa, vì nó có đủ tinh dầu và cũng không quá nồng, quá cay. Đem rửa sạch và giã nát, chắt lấy nước cốt; và rồi chính tay bà đút cho cháu uống. Cứ thế, Bà như một người bác sỹ thực thụ trong gia đình tôi mà chẳng cần qua một trường lớp nào.
Quay lại về đặc tính của loại cây thảo dược này, theo nghiên cứu của Đông y thì rau tần dày lá có mùi thơm, vị cay; không độc và có tính ấm. Với các đặc tính trên mà rau tần dày lá được dùng để trị cảm cúm, trị ho, dùng để sát khuẩn hiệu quả. Lá của rau tần dày lá chứa nhiều tinh dầu nên được sử dụng để làm thuốc trị bệnh hiệu quả.
Cây Rau tần dày lá là cây gì?
- Cây rau tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus và thường được biết đến với tên gọi là Húng chanh. Ngoài ra, rau tần dày lá cũng được biết đến với các tên gọi khác như: Dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn.
- Húng chanh là một loại cỏ, gốc hoá gỗ có thể cao 25-75cm. Thân mọc đứng, có lông. Lá có cuống, mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, trông như mọng nước.
- Lá dài 7- 10cm, rộng 4-6cm, mép khía tai bèo, mặt trên có lông đơn, đầu mang hạch, trong, bóng; mặt dưới lá nhiều lông bài tiết hơn, gân nổi rõ.
- Hoa màu tía, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít nhau gồm 20-30 hoa.
Thành phần hóa học của cây rau tần dày lá
Húng chanh chứa nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin C và Omega 6. Lá của rau tần chứa 0.05 % đến 0.12% tinh dầu. Trong thành phần tinh dầu có trong lá thì hợp chất Phenolic chiếm đến 65,2%. Đây là một hợp chất có tính sát khuẩn cao, trị đau họng hiệu quả.
Theo nghiên cứu thì tinh dầu có trong lá của cây rau tần dày lá có tác dụng như: kháng sinh, trị cảm, trị ho, có tính sát khuẩn cao. Vì vậy, mà lá của cây hạnh chanh được sử dụng làm thuốc trị bệnh trong Đông y.
Công dụng của cây rau tần dày lá
Với các tác dụng được Đông y nghiên cứu và ghi nhận thì rau tần có những công dụng gì? Cùng tìm hiểu công dụng của rau tần dày lá ngay sau đây nhé.
- Trị các cơn đau bụng.
- Khắc phục tình trạng viêm họng, ho khan và khản tiếng.
- Cải thiện và loại bỏ tình trạng hôi miệng và dị ứng da.
- Trị dứt điểm tình trạng nổi mề đay, bị rắn cắn, bò cạp cắn và bị ong đốt.
- Trị dứt điểm tình trạng cảm lạnh, chứng đau đầu và tình trạng miệng đắng ăn không ngon.
- Phục hồi tình trạng bị viêm họng, viêm thanh quản.
- Khắc phục tình trạng hen suyễn.
- Điều trị các cơn ho kéo dài, ho do thay đổi thời tiết.
Các bài thuốc trị bệnh từ cây rau tần dày lá
1/ Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau tần dày lá
Sử dụng từ 2 lá đến 3 lá rau tần rồi mang giã nát, sau đó chắt lấy nước để trẻ uống. Hàng ngày cho trẻ uống từ 1 lần đến 2 lần nước rau tần hạ sốt thì triệu chứng sốt sẽ được hạ nhanh chóng.
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt do cảm nắng thì bạn sử dụng rau tần tươi từ 2 đến 3 lá mang giã nát. Sau đó bạn cho thêm ít muối và đổ vào một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước cho trẻ uống. Hàng ngày bạn cho trẻ uống 1 lần với 1 muỗng cà phê thì triệu chứng sốt sẽ được hạ nhanh chóng.
2/ Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi
Bài thuốc thứ nhất: húng chanh và trứng đem chưng cách thủy rồi ăn. Sử dụng trong 3 ngày đến 5 ngày liên tục thì tình trạng được cải thiện và dứt hẳn.
Bài thuốc thứ 2: rau tần, muối. Đầu tiên, giã nát lá rau tần dày lá, sau khi giã xong thì vắt để lấy nước. Cuối cùng, lấy nước đã vắt pha với ít nước và uống. Bạn uống mỗi ngày 1 lần và sử dụng đều đặn từ 3 ngày đến 5 ngày tình trạng sẽ cải thiện.
Bài thuốc thứ 3: húng chanh, đường phèn, gừng tươi, trái tắc. Sử dụng từ 10 đến 15 lá húng chanh tươi, đường phèn, gừng tươi 3 lát, tái tắc 4 quả. Bạn rửa sạch húng chanh cùng quả tắc và cho thêm đường phèn cùng 3 lát gừng tươi vào nồi nấu. Nên dùng nước uống từ 3 đến 5 ngày để cải thiện tình trạng.
3/ Bài thuốc trị viêm họng, viêm thanh quản
Rau Húng chanh, Kim ngân hoa, Cam Thảo đất, củ giẻ quạt, Sài Đất. Một thang thuốc gồm có: rau tần dày lá 20g, Kim ngân hoa 15g, Cam Thảo đất 12g, Sài Đất 15g, củ giẻ quạt 12g. Bạn sắc thành nước để uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
4/ Bài thuốc trị khản tiếng
Bài 1: rau tần lá tươi với lượng dùng là từ 15g đến 20g đem giã nát. Sau khi giã nát vắt thành nước dùng hàng ngày từ 2 lần đến 3 lần.
Bài 2: là dùng 20g lá húng chanh với đường phèn đem chưng cách thủy. Sau khi chưng cách thủy xong, bạn chắt để lấy nước nước, còn phần bã thì bạn dùng để ngậm. Hàng ngày bạn sử dụng 1 lần, dùng đều đặn từ 3 ngày đến 5 ngày.
5/ Bài thuốc chữa ho có húng chanh
Dùng 5-7 lá húng chanh, rừa sạch ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm.
Những lưu ý khi sử dụng rau tần dày lá
Khi sử dụng rau tần dày lá điều trị các vấn đề thì bạn nên nắm rõ các lưu ý khi sử dụng:
- Đối với người bị dị ứng với các thành phần của rau tần dày lá thì không nên sử dụng rau tần để trị bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối KHÔNG được sử dụng rau tần dày lá.
- Các bài thuốc trị bệnh từ rau tần dày lá chỉ hữu hiệu với các triệu chứng bệnh nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh nặng thì không nên lạm dụng các bài thuốc mà hãy đến bác sĩ để thăm khám.
- Hiệu quả của rau tần tùy theo cơ địa từng người mà có tác dụng nhanh hoặc chậm khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với các đối tượng bị có làn da dễ bị kích ứng thì không nên sử dụng rau tần dày lá. Vì phần lá và phần thân của rau tần dày lá có nhiều lông dễ gây kích ứng cho da.
Nguồn tham khảo:
Các bạn đừng quên cập nhật thêm các thông tin sức khoẻ tại Medplus, bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Thổ Nhân Sâm – Cây Rau thuốc bổ
Kinh Giới – Không chỉ là dòng rau thơm
Tiêu Lốt giải cảm công dụng không?
Cây Hoàn Ngọc – Và bệnh Viêm loét dạ dày