Bạn đọc hãy đồng hành Medplus tìm hiểu bài đọc dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về bệnh trĩ ngoại nhé!
1. Trĩ ngoại là gì ?
Bệnh trĩ ngoại (tiếng anh External Hemorrhoids) là trường hợp các tĩnh mạch trực tràng phía dưới đường lược bị phồng lên quá mức hình thành các búi trĩ xơ cứng, lòi ra ngoài ống hậu môn gây viêm nhiễm.
Khác với trĩ nội, bệnh nhân mắc trĩ ngoại thường bị lòi các búi trĩ ngay tong giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh trĩ ngoại tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng ví do ảnh hưởng của các búi trĩ khiến các hoạt động sinh hoạt trở nên khó khăn.
2. Nguyên nhân trĩ ngoại là gì ?
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh ở các cấp độ khác nhau đó là:
Do ăn uống không khoa học
- Ăn nhiều đồ giàu đạm, ít xơ
- Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Uống ít nước
- Uống nhiều bia rượu, chất kích thích
Thói quen ít vận động
- Dân văn phòng, công nhân xí nghiệp… ngồi nhiều trong thời gian dài gây chèn ép hậu môn, ảnh hưởng trực tiếp lên trực tràng.
- Lười tập thể dục thể thao, ngại vận động.
Do đại tiện không đúng cách
- Thói quen nhịn đại tiện
- Ngồi đại tiện quá lâu, vừa đại tiện vừa chơi game, đọc báo, lướt web
- Rặn quá mạnh khi đại tiện
Phụ nữ mang thai và sau khi sinh
- Phụ nữ mang thai thường bị áp lực từ trọng lượng và kích thước thai nhi lên trực tràng khiến tĩnh mạch bị giãn nở trong thời gian dài.
- Phụ nữ sinh con bằng phương pháp đẻ thường ngại di chuyển và không có nhu cầu đại tiện trong nhiều ngày nên dễ bị bệnh hơn.
Ngoài 4 lý do chính trên, tuổi cao hay khủng hoảng tâm lý trong thời gian dài cũng là những nguyên nhân sinh bệnh.
3. Biểu hiện khi bị trĩ ngoại là như thế nào?
Trĩ ngoại là nằm dưới da, dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới). Bệnh trĩ ngoại có dấu hiệu ban đầu như trĩ nội và trĩ tổng hợp:
- Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi – là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Bệnh trĩ không phải luôn luôn đi ngoài ra máu. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này.
- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.
- Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.
Các triệu chứng trĩ này đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
4. Trĩ ngoại có chữa được không ?
Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có thể dùng phương pháp nội khoa để điều trị, các loại thuốc uống để chữa trị bệnh Trĩ ngoại có dạng viên nén hay viên lang có tác dụng thẩm thấu nhanh, tác động đến các tĩnh mạch, giảm sưng đau, phù nề, cầm máu và giúp co búi trĩ tránh phải phẫu thuật trĩ.
Bệnh Trĩ không phải khó điều trị tuy nhiên cần phải kiên trì, lựa chọn những sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như:
- Diếp cá,
- Đương quy,
- Rutin, Meriva và Magie có tác dụng hỗ trợ điều trị, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp này chỉ sử dụng khi không còn cách lựa chọn nào khác, khi búi Trĩ quá to, bắt buộc phải cắt bỏ, tuy nhiên việc phẫu thuật có kinh phí rất lớn không phải ai cũng có thể sử dụng, hơn nữa phẫu thuật chỉ điều trị được bề mặt mà không thể điều trị tận gốc bệnh, sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bệnh nhân nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm, chứng hẹp hậu môn khiến việc đi cầu khó khăn, nguy cơ tái phát Trĩ rất cao.
Điều trị Trĩ ngoại bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và thể vận động hàng ngày
Thay đổi thói quen ăn uống
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. 70% cơ thể bạn là nước, vì thế uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ. Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh Trĩ.
Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Trĩ.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Trĩ ngoại là gì ?, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống giúp bạn nâng cao chất lượng và hạnh phúc gia đình hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- UNG THƯ PHÚC MẠC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- DÀY SỪNG NANG LÔNG LÀ GÌ ?
- NGỦ NGÁY CÓ PHẢI LÀ NGUY HIỂM KHÔNG?
- PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia