Trong thời gian mang thai bà bầu phải đối diện với những thay đổi rất không thoải mái. Và những vấn đề về phụ khoa luôn khiến cho phụ nữ – kể cả có mang thai hay không – khó chịu, nhất là tình trạng ngứa vùng kín.
Bài viết này Medplus đã tổng hợp nguyên nhân và các cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu an toàn tại nhà cũng như một số cách để phòng tránh việc bị ngứa. Bạn đừng bỏ qua nhé!
1. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín của bà bầu
1.1. Nhiễm khuẩn âm đạo
Trong vùng âm đạo tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng cân bằng nhau góp phần giữ cho khu vực này khỏe mạnh. Đôi khi, các hại khuẩn sẽ phát triển vượt mức và gây viêm nhiễm phụ khoa. Cùng với cảm giác ngứa, bà bầu sẽ cảm thấy vùng kín có cảm giác đau nhức, viêm nhiễm, dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này cần được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị.
1.2. Nhiễm nấm âm đạo
Nấm thực sự là một phần khá bình thường của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc yếu hơn, nấm Candida có xu hướng trở nên phát triển quá mức và có thể gây nhiễm trùng. Mặc dù tình trạng này rất bình thường đối với bất kỳ phụ nữ nào nhưng chúng lại có xu hướng nhạy cảm hơn trong thai kỳ.
1.3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Ngứa vùng kín khi mang thai có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ và tình trạng này thường khá phổ biến. Nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn E. coli khiến người mắc phải có cảm giác ngứa và rát khi đi tiểu.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách uống nước ép nam việt quất và sữa chua Hy Lạp. Nếu bị sốt và cảm thấy ớn lạnh cùng các triệu chứng trên, bạn cần điều trị bằng kháng sinh.
1.4. Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh giang mai, lậu, nhiễm nấm Chlamydia, Herpes và Trichomonas là các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa âm đạo. Chúng cũng khiến dịch âm đạo có mùi hôi, kích ứng và đau nhức. Nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
1.5. Rận mu
Nếu bạn chỉ bị ngứa quanh lông mu, rận mu có thể là thủ phạm đứng đằng sau tình trạng này. Ngoài ra, bà bầu cũng sẽ dễ dàng nhận thấy những đốm nhỏ ở khu vực lông vùng kín rậm rạp hoặc cửa âm đạo. Rận mu có xu hướng rất dễ lây lan. Do đó, bạn sẽ cần phải đến bác sĩ để được điều trị cũng như khử trùng giường và quần áo triệt để.
1.6. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi. Đây có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở các bà bầu.
2. Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu tại nhà
Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng cách nào đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối với thai nhi là vấn đề các mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Bởi thế mẹ bầu thường chọn phương pháp chữa viêm đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà.
2.1. Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng lá trà xanh
Trà xanh giúp kích thích các chủng vi khuẩn có lợi như Lactobacillus và Bifidobacter có trong ruột và đại tràng. Đồng thời làm gián đoạn sự lây lan của các vi khuẩn gây hại như nấm candida, trùng roi, tạp khuẩn,…
Bên cạnh đó, thành phần trong lá trà xanh chứa hợp chất EGCG (Epigallocatechin-3-gallate) có tác dụng làm suy yếu sự lây lan của nấm candida – nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới, điển hình là viêm âm đạo. Hoàn toàn có thể dùng trà xanh để khắc phục triệu chứng của các bệnh phụ khoa thường gây ra như: ngứa vùng kín; khí hư ra nhiều; vùng kín có mùi hôi,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất
- Vò nát là trà rồi hãm qua 1 lần nước sôi, đổ đi lược nước đầu
- Tiếp tục cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước kèm theo 1 thìa cà phê muối tinh để xông hoặc rửa vùng kín
2.2. Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng lá trầu không
trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen, tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn, diệt virus hiệu quả. Từ đó, có thể thấy lá trầu không có tác dụng như một chất kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, song cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất
- Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi đun sôi trong 15 phút
- Đổ nước ra chậu, chờ nước bớt nóng rồi dùng để xông vùng kín
- Nước đã nguội có thể được dùng để rửa lại vùng kín
2.3. Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng nha đam
Trong nha đam có chứa hàm lượng vitamin rất cao, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin E. Đây là những chất có tác dụng dưỡng ẩm và giúp da mềm mại hơn, bớt thô ráp và có cảm giác dễ chịu. Đồng thời, trong thành phần của cây nha đam còn chứa thêm một số dưỡng chất khác để nuôi dưỡng vùng kín trẻ hóa, tăng sự đàn hồi.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các chất trong cây nha đam còn có tác dụng làm giảm một số triệu chứng liên quan đến sự bốc hỏa do tiền mãn kinh, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, khí hư và viêm nhiễm vùng kín khá hiệu quả. Vì vậy, nữ giới thường rỉ tai nhau bài thuốc dân gian chữa ngứa vùng kín, khô âm đạo bằng cây nha đam.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nha đam, cắt bỏ phần vỏ. Phần thịt nha đam cắt nhỏ, ngâm nước muối trong khoảng 15 phút
- Dùng nha đam đã ngâm đó để chà nhẹ nhàng quanh vùng kín để làm sạch và trị ngứa.
- Thực hiện khoảng 5 phút rồi rửa sạch vùng kín bằng nước ấm.
2.4. Trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng sữa chua
Sữa chua tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp giữ cân bằng độ pH trong cơ thể. Do đó, bạn hãy lựa chọn sữa chua không đường, ít chất béo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa chua Hy Lạp là một gợi ý khá hay trong việc trị ngứa vùng kín cho bà bầu bởi nó được đánh giá có khả năng cân bằng pH tốt hơn các sản phẩm sữa chua khác.
3. Cách phòng tránh viêm phụ khoa dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai
- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.
- Giữ vùng kín luôn khô thoáng
- Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa, không ngâm.
- Sử dụng các loại DDVS phù hợp với bà bầu: nước rửa vệ sinh Abena (có pH phù hợp với môi trường tự nhiên của âm đạo, không chứa paraben, an toàn với bà bầu), DDVS Dạ Hương, Lactacyd, Saforelle,…
- Tránh xa các xà phòng và sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy mạnh vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển.
- Tích cực ăn sữa chua để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách phòng tránh, cách chữa viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu rất tốt.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya.
Phía trên là những cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu đơn giản và an toàn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chắc chắn nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa của bản thân là gì trước khi thực hiện. Nếu không, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có những cách điều trị đảm bảo nhất cho mẹ và bé.