Bệnh lý vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thay đổi màu sắc da từ hồng hào bình thường sang màu vàng (của da và củng mạc).
Da vàng sáng (vàng màu da cam) thường do tăng bilirubin gián tiếp trong máu (hay bilirubin tự do).
Da vàng xỉn thường do tăng bilirubin tiếp trực trong máu (hay bilirubin kết hợp).
Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Các nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Bất đồng nhóm máu ABO mẹ và con
- Bất đồng nhóm máu Rh mẹ và con
- Thiếu Enzym G6PD (gluco-6-phophat-dehydrogenaza)
- Tan máu
- Tắc ruột
- Do thuốc
- Nhiễm khuẩn máu
- Thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh
Triệu chứng
- Vàng da màu sáng, thời gian xuất hiện tùy theo nguyên nhân. Nếu do bất đồng nhóm máu ABO, thường xuất hiện từ 3-4 ngày. Vàng da ở trẻ sơ sinh sau đẻ, còn do bất đồng nhóm máu Rh thường sớm hơn. Nếu vàng da ở trẻ xuất hiện trong 24 giờ sau khi đẻ thì rất nặng, chứng tỏ tan máu rất mạnh. Cần được chuyển đến trung tâm điều trị cấp cứu sơ sinh.
- Ngoài dấu hiệu vàng da của bệnh này, trẻ không sốt, gan, lách không to
- Trương lực cơ bình thường
Nếu không được điều trị, bilirubin tự do tăng cao trong máu tràn vào nhân não xám gây vàng da ở trẻ sơ sinh nhân với các triệu chứng:
- Tăng trương lực cơ
- Có thể co giật
- Nhịp thở chậm hoặc ngừng thở ngắn
- Trẻ li bì
Trường hợp không tử vong thì cũng có thể để lại dị tật suốt đời
Các xét nghiệm chuẩn đoán
Các xét nghiệm chuẩn đoán nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Công thức máu
- Nhóm máu mẹ và con; Rh mẹ và con
- Bilirubin trực tiếp, gián tiếp, toàn phần
- Nghiệm pháp Coombs trực tiếp, gián tiếp
- Hiệu giá kháng thể trong máu con
- Nếu có thay máu, phải cấy máu trước và sau khi thay máu
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
- Chiếu đèn, khi bilirubin tự do trong máu:
+ Ở trẻ đẻ non: 5 – 14mg/dl
+ Ở trẻ đủ tháng: 10 – 24mg/dl - Thay máu khi bilirubin tự do trong máu:
+ Ở trẻ đẻ non: 15 – 20mg/dl
+ Ở trẻ đủ tháng: 25mg/dl - Chiếu đèn: Dùng ánh sáng chiếu qua gây tác động chuyển bilirubin từ dạng tự do thành dạng kết hợp
- Thay máu: Máu của trẻ sơ sinh có hàm lượng bilirubin tự do tăng cao được đưa ra ngoài, thay vào đó là lượng máu tương đương của người khỏe có hàm lượng bilirubin bình thường.
Nếu bilirubin gián tiếp tăng đã đến giới hạn phải thay nhưng toàn trạng không tốt, trẻ sẽ thở chậm, tím tái và không thay máu.
Nếu chưa đến giới hạn, trẻ thường có dấu hiệu li bì, trương lực cơ tăng nhẹ nhưng nhịp thở còn đều. Khi trẻ sơ sinh còn hồng hào thì nên thay máu.
Bilirubin tăng nhanh trong 24 giờ ơ trẻ sau khi sinh cũng phải chỉ định thay máu.
Bảng: Chỉ định chiếu đèn và thay máu
Tuổi, trọng lượng |
Chiếu đèn |
Thay máu |
Từ 32 tuần trở xuống dưới 1,5kg |
5 – 15mg/dl |
15 – 20mg/dl |
Từ tuần 33 – 36 1,5kg – 2,0kg |
12 – 19mg/dl |
20mg/dl |
Đủ tháng trên 2,5kg |
15 – 24mg/dl |
25mg/dl |
1. Chiếu đèn
- Phải che mắt trẻ bằng kính đen tròng khi chiếu đèn trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Không mặc quần áo cho trẻ trong khi chiếu đèn, thay đổi tư thế 2 giờ/lần để ánh sáng chiếu được lên khắp cơ thể
- Chiếu đèn cả ngày đêm và liên tục cho đến khi bilirubin gián tiếp dưới 10mg/dl thì ngừng chiếu
- Truyền dịch trong khi chiếu đèn 30-50ml/kg/24 giờ bằng dung dịch Glucoza 10% hoặc có thể cho trẻ ăn tăng số lượng. Hiệu quả của liệu pháp ánh sáng phụ thuộc chủ yếu vào diện tích da được chiếu. (Diện tích da được tiếp xúc với ánh sáng).
- Đèn chiếu dùng ánh sáng xanh là hiệu quả nhất (bước sóng từ 450 đến 500nm). Khoảng cách giữ bé và đèn là 1m.
- Không chiếu đèn cho trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da tăng bilirubin kết hợp do tắt mật hoặc viêm gan.
- Sau 3 giờ nên thay đổi tư thế để da được tiếp xúc đều với ánh đèn.
Tác dụng phụ khi dùng chiếu đèn để điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Mất nước vô hình, do đó có cần bù cho trẻ từ 20 – 30% lượng nước nhu cầu
- Tiêu chảy
- Mẩn đỏ
- Hội chứng “da hồng” hiếm gặp, chỉ khi có bệnh ở nhu mô gan
2. Thay máu
- Khi lượng bilirubin tự do đến giới hạn chỉ định và toàn trạng tốt, nhịp thở đều 40 – 50 lần/phút. Phổi không có tiếng bệnh lí, gan và lách không to, trương lực cơ bình thường hoặc tăng nhẹ
- Chức năng gan bình thường (không xuất huyết dưới da, thời gian đông máu bình thường)
- Loại máu tốt nhất là máu tươi hoặc mấu mới lấy không quá 3 ngày
- Lượng máu cần thay: 150ml/kg đối với bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Loại nhóm của máu dùng để thay: Nếu bất đồng ABO, dùng hồng cầu của nhóm O, huyết tương AB (hoặc huyết tương cùng nhóm với bệnh nhân)
Nếu bất đồng Rh dùng hồng cầu rửa Rh (-)
- Heparin: 150 đơn vị/kg, tiêm tĩnh mạch rốn trước khi thay máu
Lưu ý trong khi thay máu
- Nếu máu thay được chống đông bằng Heparin thì không cần dùng Heparin và canxi trong quá trình thay máu khi trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da
- Theo dõi bệnh nhân cẩn thận bệnh nhân trong quá trình thay máu, quan tâm đến:
+ Nhịp tim
+ Nhịp thở
+ Nhiệt độ
+ Bệnh nhân cần phải được giữ ấm
+ Khi thay được 1/2 lượng máu, nên nghỉ 30 phút rồi thay tiếp - Nếu bệnh nhân có hiện tượng sốc như lạnh chân tay, tim đập nhanh, khó thở, tím tái, cần ngừng thay máu và xử lý sốc
- Đường thay máu tốt nhất là tĩnh mạch rốn
Theo dõi sau thay máu khi điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Ghi tổng số máu truyền vào và lấy ra
- Theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ
- Dùng kháng sinh có chống nhiễm khuẩn
- Xét nghiệm bilirubin những ngày sau (nếu cần) một lần mỗi ngày cho đến khi bilirubin dưới 10mg/dl
Tham khảo thêm các thông tin liên quan:
Bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào?
- Triệu chứng hạ đường huyết sơ sinh và cách điều trị
- Viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh) có những triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh
- Triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát ở trẻ sơ sinh
Bệnh người lớn và trẻ em: