Úc lý nhân là nhân quả cây Úc lý. Thường lấy quả chín, thu hái vào mùa thu. Úc lý nhân trị táo bón, bụng trướng nước, thuỷ thủng, nước tiểu ít (Thực Dụng Trung Y Học). Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu úc lý nhân hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Úc lý nhân còn gọi là Úc lý tử; Úc lý hạch; Úc tử,…
Tên khoa học: Prunus japonicaThunb (Úc lý)
Họ: Thuộc họ Tường vi (Rosaceae)..
Đặc điểm dược liệu
Úc lý là cây loại vừa, lá rụng, cao 1-1.5m, vỏ cây sắc nâu tro, có những vân dọc không quy tắc, cành non sắc nâu vàng, sáng trơn, lá mọc xen kẽ, cuống lá dài 2-3mm, rải lông mềm ngắn. Phiến lá thông thường là hình trứng dài, ít khi là hình trứng pha hình kim, hoặc hình trứng tròn, dài 5-6cm, rộng 2,5 – 3cm, đầu lá dần nhọn, đáy lá hình tròn, mép lá có răng cưa không ngay ngắn, phía lưng lá men theo gân chính rải lông mềm ngắn. Hoa nở trước lá, 2-3 đóa mọc tụm, cuống hoa dài 2-5mm, có cạnh góc, rải lông mềm ngắn sắc trắng …
Hoa nở vào tháng 5-6, ha mọc dốc núi hướng mặt trời bên đường hoặc lẫn trong bui cây nhỏ.
Bộ phận dùng
Úc lý nhân là nhân quả cây Úc lý. Thường lấy quả chín, thu hái vào mùa thu. Nên chọn nhân chắc không ốp, mốc mọt là tốt.
Thu hái và chế biến
Thu hái: Thu hái vào mùa thu.
Chế biến: Sàng bỏ bùn, bụi vảy, đãi sạch phơi khô. Hạt được giã bằng cối và chày
Phân bố
Úc lý nhân chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam, thường được nhập từ Trung quốc và nơi khác.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Hạt úc lý chứa amygdalin (Khổ hạnh nhân đại), fatty oil (chi phương du) 58,3% – 74,2%; Volatile organic axit (axit hữu cơ kiểu Volatile); chất Albumen thô, cellulose (thiên duy tố) tinh bột (định phấn) oleic axit (du toan). Lại hàm chứa Saponin (tạo đại) 0.96% cùng với sterol (lưu thuần) thực vật, sinh tố B1. Vỏ thân hàm chứa chất thuộc da 6,3%. Lá chưa vitamin C 7,30 mg%.
Quả âu lý thì chứa Fructo (đường quả) 5,2%.
Hoa chứa vitamin C 126,7mg%.
Tính vị
Vị cay, đắng, tính ôn (Trung dược học).
Vị cay, đắng, ngọt, tính bình (Thực Dụng Trung Y Học).
Quy kinh
Vào kinh Tiểu trường và Đại trường (Trung dược học).
Vào kinh Tỳ, Đại trường, Tiểu trường (Thực Dụng Trung Y Học).
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Chưa có dữ liệu.
Theo y học cổ truyền
Tác dụng:
- Nhuận trường, lợi tiểu và tiêu thủng (Trung dược học).
- Nhuận táo, thông tiện, lợi niệu, tiêu thủng (Thực Dụng Trung Y Học).
Chủ trị:
- Trị táo bón, bụng trướng nước, thuỷ thủng, nước tiểu ít (Thực Dụng Trung Y Học).
Cách dùng và liều dùng
Ngày dùng 5 – 12g, có thể dùng bằng cách sắc uống hoặc dùng dưới dạng bột.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Trị trẻ sơ sinh đại tiện không thông và kinh phong do nhiệt đờm, thực chứng
Úc lý nhân, Xuyên đại hoàng, tán nhuyễn, trộn với Hoạt thạch làm thành viên, to bằng hạt ngô, uống với nước sắc Bạc hà, trước bữa ăn(Úc lý nhân hoàn – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).
Trị táo bón
Dùng Úc lý nhân với Hạnh nhân, Đào nhân và Bá tử nhân trong bài Ngũ Nhân Hoàn.
Trị phù
Dùng Úc lý nhân với Tang bạch bì, Xích tiểu đậu và Bạch mao căn trong bài Úc Lý Nhân Hoàn.
Trị khí trệ, táo bón
Úc lý nhân, Đào nhân, Hạnh nhân, Tùng tử nhân, Bá tử nhân, Trần bì, làm thành hoàn uống (Thực Dụng Trung Y Học).
Trị chân sưng phù nước
Úc lý nhân, Đình lịch tử (Thực Dụng Trung Y Học).
Trị phụ nữ khí huyết ứ trệ, bụng và hông trướng, tay chân phù
Úc lý nhân 40g, Diên hồ sách 20g, Địa hoàng 28g, Khiên ngưu tử 40g, Mộc hương 20g, Quất bì 20g, Quế 20g, Tân lang 28g. Tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với rượu ấm. (Úc Lý Nhân Tán – Kê Phong Phổ Tế Phương).
Trị thấp nhiệt ủng thịnh gây nên phù thũng, phiền nhiệt, khát, táo bón
Bạch đào hoa 2g, Đại hoàng 0,7g, Hạnh nhân 3g, Phòng kỷ 3g, Phục linh 4g, Sinh khương 2g, Thanh bì 2g, Tô tử 5g, Úc lý nhân 4g. Sắc uống. Tác dụng: Phân lợi thấp nhiệt. (Úc Lý Nhân Thang – Nhật Bản Hán Y Danh Phương Tuyển).
Trị chứng bí đại tiện, táo bón thường xuyên, nhất là chứng (nhiệt táo) ở người già
Úc lý nhân 12g, Đương quy 3g, Thục địa 3g, Địa hoàng 6g (Can địa hoàng 3g), Ma tử nhân 2g, Đào nhân 2g, Hạnh nhân 2g, Chỉ thực 2g, Hoàng cầm 2g, Hậu phác 2g, Đại hoàng 3g, Cam thảo 1,5g, Tạo giáp 12g, Khương hoạt 4 – 12g. Sắc uống ngày một thang. (Nhuận Tràng Thang).
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng úc lý nhân cần lưu ý:
- Không dùng Úc lý nhân trong trường hợp mất nước hoặc khi có thai (Trung dược học).
- Âm hư, dịch suy, có thai: không dùng (Thực Dụng Trung Y Học).
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: